Nữ sinh thi đại học nộp giấy trắng, viết tâm thư "chỉ trích" hệ thống giáo dục: 18 năm sau lãnh hậu quả
Cho rằng bản thân có thể thành công mà không cần thi đại học, cô gái này đã làm một điều cực kỳ liều lĩnh.
Theo Đời sống Pháp luật ngày 10/06/2024 có bài viết với tiêu đề: "Nữ sinh thi đại học nộp giấy trắng, viết tâm thư "chỉ trích" hệ thống giáo dục: 18 năm sau lãnh hậu quả". Nội dung cụ thể:
Tháng 6/2006, một thí sinh có tên Tưởng Đa Đa ở Trung Quốc đã ra khỏi phòng thi sớm hơn các bạn. Tưởng rằng đó là tín hiệu đáng mừng nhưng thực tế không như mọi người nghĩ. Cô bé không thể đỗ vào bất cứ trường đại học nào, lý do là vì môn tổ hợp bị điểm 0. Ban đầu, phụ huynh của nữ sinh này cho rằng giáo viên đã chấm nhầm, vì bình thường con gái họ học khá tốt. Thực tế trái ngược hoàn toàn.
Trong kỳ thi, Tưởng Đa Đa không những không trả lời nghiêm túc các câu hỏi mà còn viết gần 10.000 từ chỉ trích hệ thống thi tuyển sinh đại học. Cô bé nộp bài và tự tin bước ra khỏi phòng thi.
Tưởng Đa Đa là một học sinh giỏi cho đến nửa đầu năm thứ hai trung học phổ thông. Lúc đó, những đứa trẻ đồng trang lứa của cô thường bỏ học sớm và đi làm xa. Nhưng cha mẹ của cô bé thì khác. Họ cố gắng hết sức để lo cho ba đứa con của mình được học hành!
Cô bé biết rằng bố mẹ đang làm việc rất chăm chỉ để mình có tương lai, vì vậy Tưởng Đa Đa luôn chăm chỉ trong học tập, nhờ đó điểm số của cô luôn thuộc nhóm cao nhất! Bắt đầu từ nửa cuối năm thứ hai trung học phổ thông, việc học của Tưởng Đa Đa dần đi chệch khỏi con đường đã định sẵn!
Năm 2005, Tưởng Đa Đa đã bắt đầu viết tiểu thuyết. Vốn dĩ nó chỉ là một sở thích. Không ngờ khi đưa cuốn tiểu thuyết này cho em gái đang học đại học của mình, Đa Đa nhận được lời khen. Thấy chị họ viết hay như vậy, em gái đề nghị cô gửi cuốn tiểu thuyết đến một nhà xuất bản hoặc một tờ báo.
Với tâm lý muốn thử, Tưởng Đa Đa đã gửi bản thảo của mình cho nhà xuất bản. Không lâu sau, cô bé phát hiện ra rằng một trong những bản thảo của mình thực sự đã được đăng trên một tờ báo. Khi cô nói với các bạn cùng lớp về điều này, mọi người đều khen ngợi cô rất nhiều và nói rằng cô chắc chắn sẽ trở thành một nhà văn vĩ đại trong tương lai. Đa Đa nghe xong những lời này, trong lòng lập tức cảm thấy đắc ý, đồng thời cũng nảy ra ý nghĩ "ai nói học sinh nhất định phải thi đại học?"
Sau thời gian này, Tưởng Đa Đa đã hoàn toàn thay đổi. Trong khi các bạn cùng lớp khác đang bận rộn chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh đại học thì cô lại bình tĩnh tập trung viết tiểu thuyết của riêng mình. Lúc đầu, Đa Đa chỉ viết trong thời gian rảnh rỗi, nhưng thời gian trôi qua, cô ngày dành cả thời gian đi học để viết.
Tưởng Đa Đa là một đứa trẻ rất thông minh. Cô bé viết rất nhanh và có thể hoàn thành một cuốn tiểu thuyết trong vài ngày. Viết xong, cô bé sẽ cho mọi người xem tác phẩm của mình, tên tuổi cũng dần trở nên nổi tiếng.
Cô bé nuôi mơ ước một ngày nào đó trở thành một nhà văn vĩ đại. Thấy những người bạn của mình chú tâm học tập, Đa Đa càng muốn chứng minh mình có thể thành công nếu không học đại học. Nhưng điều cô bé không biết là bản thân sẽ bị giới hạn nếu không tiếp tục học tập.
Để được giáo viên công nhận, Tưởng Đa Đa đã mang những tác phẩm tiểu thuyết của mình đến cho cô đọc. Không ngờ, sau khi đọc xong, cô giáo không những không khen ngợi cô mà còn nhắc nhở: “Là học sinh, việc học là quan trọng nhất. Cuốn tiểu thuyết của em phi logic và khó có cơ hội thành công”.
Đối mặt với những lời chỉ trích, Đa Đa rất tức giận. Cô cảm thấy giáo viên quá cổ hủ. Ai nói rằng chỉ có vào đại học là con đường duy nhất? Vì điều này, Tưởng Đa Đa ngày càng nổi loạn!
Cô bé bắt đầu ghét phương pháp giáo dục thiên về thi cử. Vì vậy, vào ngày thi, Đa Đa đã nộp bài thi không có câu trả lời, thay vào đó, cô viết lời chỉ trích hệ thống thi tuyển sinh đại học. Lẽ đương nhiên, bài thi của Đa Đa không được chấp nhận, cô bị 0 điểm và trượt đại học
Bây giờ đã 18 năm trôi qua, Tưởng Đa Đa thế nào rồi?
Do sự thiếu hiểu biết, nữ sinh này đã thực sự hủy hoại tương lai của mình. Trước áp lực rất lớn từ dư luận và lời bàn tán của dân làng, Tưởng Đa Đa đã chọn cách đến ở tạm nhà em gái.
Cô tưởng em gái sẽ an ủi mình, nhưng không ngờ ở đó cô cũng phải nhận những lời chỉ trích. Lúc này, Đa Đa vẫn chưa thấy ăn năn, cô cảm thấy mình nhất định có thể làm được nên chuyển đi nơi khác, nuôi hy vọng đổi đời.
Nhưng kiếm tiền chưa bao giờ dễ dàng đến thế. Sau hai ngày bôn ba, Tưởng Đa Đa không xin được việc. Hết tiền, cô đành phải trở về, hàng ngày làm ruộng như những người nông dân khác!
Cha mẹ và giáo viên của Đa Đa ngỏ ý muốn cô học lại, có thể sẽ có cơ hội thay đổi, nhưng cô bé kiên quyết nói không.
Giờ đây, 18 năm đã trôi qua, Tưởng Đa Đa đã kết hôn, có con và sống cuộc sống của một người phụ nữ nông thôn, làm việc lúc bình minh và nghỉ ngơi khi hoàng hôn.
Đến nay, câu chuyện của Tưởng Đa Đa vẫn được nhiều người nhắc lại. Sự thực, đại học không phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công, nhưng không có nghĩa hệ thống thi cử và đại học là sai lầm. Vốn dĩ, Đa Đa có cơ hội làm một nhà văn nổi tiếng nhưng có lẽ chính Đa Đa đã làm hỏng cơ hội này vì sự kiêu ngạo và tự mãn của mình.
Trước đó, Theo Phụ nữ mới ngày 08/07/2024 có bài viết: "Con gái thi ĐH đạt điểm cao chót vót, mẹ dọn đồ cho con thì phát hiện chiếc hộp giấy bí ẩn "giải mã" tất cả". Nội dung cụ thể:
Mỗi mùa thi đại học kết thúc, người ta lại được dịp trầm trồ trước thành tích của nhiều sĩ tử - những "con nhà người ta chính hiệu". Tuy nhiên, không phải ai sinh ra cũng đã là thiên tài, phía sau những điểm số cao chót vót những "con nhà người ta" ấy đạt được thực chất là vô số tháng ngày ôn luyện vất vả chỉ có hơn không có kém người khác.
Mới đây, một bà mẹ đến từ thành phố Tùy Châu, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) đã chia sẻ câu chuyện về con gái mình khiến netizen vừa ngạc nhiên vừa xúc động.
Theo đó, bà mẹ này có thuê trọ gần trường để đồng hành cùng con trong suốt 3 năm cấp 3 quan trọng. Trong 3 năm ròng này, chị là hậu phương vững chắc của con, chuẩn bị cho cô bé những bữa ăn ngon lành, đầy đủ chất dinh dưỡng và luôn động viên con mỗi khi cô bé mệt mỏi. Về phần mình, con gái chị cũng rất tự giác và chủ động trong việc học, không bao giờ để mẹ phải nhắc nhở hay buồn lòng.
Trong kỳ thi đại học tại Trung Quốc vào đầu tháng 6 vừa qua, cô bé đã đạt được 600 điểm. Đây là số điểm thấp hơn so với dự định của cô bé nhưng vẫn là một số điểm rất cao so với mặt bằng chung. Người mẹ vô cùng hạnh phúc. Vì con đã thi xong nên người mẹ quyết định trả lại phòng trọ.
Đáng chú ý, trong lúc dọn phòng, chị đã phát hiện ra một "bí mật" cực kỳ to lớn. Trong đống đồ của cô con gái, chị tìm thấy một chiếc hộp giấy carton lớn kỳ lạ. Và khi mở ra, chị không khỏi bất ngờ. Bởi lẽ trong đó chất đầy những chiếc ruột bút mà con gái chị từng sử dụng. Đếm sơ sơ, cả chiếc hộp có chứa hơn 1.000 chiếc ruột bút. Thậm chí, mỗi chiếc ruột bút đều được đậy nắp đầy đủ, gọn gàng.
Trong lúc dọn đồ đạc của con gái, người mẹ đã phát hiện ra một chiếc thùng giấy kỳ lạ
Nhìn đống ruột bút xếp kín hộp giấy, người mẹ không nhịn được mà rơi nước mắt: "Mỗi chiếc ruột bút đều là minh chứng cho sự cố gắng của con gái tôi".
Chia sẻ thêm với truyền thông, người mẹ cho biết con gái chị vốn không phải học sinh giỏi. Để con yên tâm học hành và ôn luyện, chị mới chọn thuê trọ ở ngoài để cùng con đi học. "Tôi chọn thuê nhà, cùng học vượt qua 3 năm cấp 3 vì mong muốn mang lại cho con gái tôi một môi trường học tập tốt hơn, để cháu không phải lo lắng gì cả", người mẹ nói.
Mỗi chiếc ruột bút đều là minh chứng cho sự chăm chỉ, cố gắng của em học sinh
Câu chuyện này nhanh chóng thu hút sự chú ý của cư dân mạng. Nhiều người nhận xét 1.000 chiếc ruột bút và 600 điểm thi đại học, tất cả đều ghi nhận 3 năm học hành chăm chỉ của một cô bé ngoan ngoãn. Tính ra, nữ sinh này gần như dùng hết một chiếc ruột bút một ngày, có thể thấy cô bé đã học hành, ôn luyện và ghi chép rất nhiều. Bên cạnh đó, không ít netizen còn đánh giá cao sự cống hiến quên mình và sự ủng hộ bền bỉ mà người mẹ đã dành cho con gái. Những sự hy sinh này chắc hẳn cũng là yếu tố then chốt, góp phần dẫn đến thành công của con gái chị.
Một vài bình luận của netizen:
- 3 năm cấp 3 mà dùng hết hơn 1.000 ruột bút, phải nói là cô bé này quá chăm chỉ luôn.
- Không khó hiểu khi cô bé đạt điểm cao như vậy trong kỳ thi đại học, thành công luôn đến với những người chăm chỉ và có sự chuẩn bị tốt mà.
- Không ai khen người mẹ ư, con cái học hành vất vả thì cha mẹ cũng vất vả không kém đâu.
- Chúc mừng chị đã có một người con ngoan ngoãn, hiểu chuyện.
- Câu chuyện này cho chúng ta một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giáo dục gia đình. Chỉ có sự cống hiến quên mình và sự hỗ trợ vững chắc của cha mẹ mới có thể giúp con vượt qua khó khăn và đạt được thành công.