Bố ung thư trực tràng chăm con ung thư phổi

Mặc dù bị ung thư trực tràng nhưng cựu chiến binh Nguyễn Văn Sửu ở xã Nghi Lâm (Nghi Lộc, Nghệ An) vẫn gắng gượng chăm sóc người con trai Nguyễn Văn Sơn bị ung thư phổi đang điều trị tại Khoa Điều trị giảm nhẹ, Bệnh viện Ung bướu Nghệ An. Khuôn mặt khắc khổ, gầy rộc, ông Sửu cố gắng nhấc đôi bàn tay nhăn nheo vỗ vỗ vào lưng anh Sơn đang phải thở bằng sự hỗ trợ của bình oxy. Thỉnh thoảng anh Sơn lại bật ra một tràng ho dài, như muốn vỡ tung cả lồng ngực...

Báo Quân đội nhân dân ngày 13/11 đưa thông tin với tiêu đề: "Bố ung thư trực tràng chăm con ung thư phổi" cùng nội dung như sau: 

Trong câu chuyện với chúng tôi, cựu chiến binh Nguyễn Văn Sửu cho biết, năm 1968, vừa tròn 18 tuổi, ông tình nguyện lên đường nhập ngũ vào Trung đoàn 27, Sư đoàn 390 tham gia chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị. Đến năm 1974, do sức khỏe yếu và bị nhiễm chất độc da cam/đioxin nên đơn vị tạo điều kiện cho ông phục viên về địa phương.

Bố ung thư trực tràng chăm con ung thư phổi
Cựu chiến binh Nguyễn Văn Sửu và con trai Nguyễn Văn Sơn. 

Cuối năm 1974, ông Sửu nên duyên với bà Nguyễn Thị Hữu, người cùng quê. Ông bà sinh được 4 người con và hiện nay ở với anh Nguyễn Văn Sơn là con trai thứ hai. Ngoài sản xuất nông nghiệp, lúc nông nhàn, anh Sơn đi làm thợ xây cùng người trong thôn. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng gia đình luôn hạnh phúc. Vậy nhưng, gần hai năm trở lại đây, éo le liên tiếp ập tới gia đình ông Sửu. Tháng 3-2023, anh Sơn liên tục bị những đợt ho kéo dài và đau ngực, đi khám, bác sĩ kết luận anh bị ung thư phổi và di căn độ IIIB. Từ đó đến nay, anh liên tục nhập viện điều trị và xạ trị hóa chất. Đến tháng 5-2024, ông Sửu lên cơn đau bụng, đi khám thì phát hiện bị ung thư trực tràng. Vậy là từ đó bố con ông Sửu lấy Bệnh viện Ung bướu Nghệ An làm ngôi nhà thứ hai của mình.

Để cứu bố và chồng, chị Trần Thị An (vợ anh Sơn) phải bán hết tài sản có giá trị và vay anh em họ hàng để lo thuốc thang chữa trị. Không những vậy, hơn một năm chồng và bố chồng đi viện, chị phải bỏ việc làm để chăm sóc. Theo lãnh đạo xã Nghi Lâm, hoàn cảnh gia đình cựu chiến binh Nguyễn Văn Sửu hết sức khó khăn. Gia đình phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp và mỗi tháng hơn 2 triệu đồng tiền trợ cấp từ chế độ nạn nhân chất độc da cam/dioxin. Những người con khác của ông bà cũng rất khó khăn nên không giúp gì được cho bố mẹ. Vì thế, gia đình rất mong sự quan tâm, sẻ chia, động viên từ các tấm lòng hảo tâm...

Mọi sự hỗ trợ xin gửi về: Chị Trần Thị An, xóm 11, xã Nghi Lâm, huyện Nghi  Lộc, tỉnh Nghệ An; số điện thoại: 0347.143.445, hoặc gửi vào số tài khoản Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) của chị Trần Thị An là 1041155045.

Trước đó, báo Tuổi trẻ ngày 26/01 cũng có bài đăng với thông tin: "Sử dụng ‘mắt thần’ tầm soát bệnh ung thư". Nội dung được báo đưa như sau:

Mới đây, hệ thống Y khoa Chuyên sâu Quốc tế Bernard (Bernard Healthcare) và Bệnh viện Đại học Yamanashi, Nhật Bản đã phối hợp tổ chức hội thảo quốc tế "Ứng dụng chẩn đoán hình ảnh kỹ thuật cao trong tầm soát ung thư thời đại mới" tại TP.HCM. 

Hội thảo nhằm cập nhật, chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng chẩn đoán hình ảnh kỹ thuật cao trong tầm soát ung thư theo mô hình Ningen Dock của Nhật Bản.

3 lý do giúp sống khỏe

PGS.TS.BS Takuji Araki - Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Điện quang can thiệp Nhật Bản, diễn giả của hội thảo này, cho biết có ba lý do giúp người Nhật sống khỏe. Đó là thay đổi lối sống, tầm soát sức khỏe chuyên sâu với mô hình Ningen Dock và cải thiện môi trường sống.

Mô hình Ningen Dock giúp kéo dài tuổi thọ thông qua phát hiện bệnh và điều trị sớm, giúp tiết kiệm chi phí, hạn chế mức độ can thiệp và nhanh ổn định tinh thần cho bệnh nhân.

PGS.TS.BS Takuji Araki cho hay bên cạnh những phương tiện truyền thống, cơ bản trong chẩn đoán như siêu âm, X-quang; thì mô hình Ningen Dock còn sử dụng chẩn đoán hình ảnh kỹ thuật cao như PET, CT, MRI… giúp các bác sĩ có thể phát hiện nhiều căn bệnh trong nhiều cơ quan cùng một lúc, đồng thời đánh giá được sự thay đổi của các cơ quan trong những năm tiếp theo.

"Chúng tôi tập trung vào phòng ngừa để giảm thiểu số bệnh nhân mắc bệnh. Điều này có ích cho từng cá nhân, xã hội, cũng như quốc gia", PGS.TS.BS Takuji Araki nhấn mạnh.

Theo thống kê từ Global Health and Medicine (Trung tâm Quốc gia về Sức khỏe và Y tế toàn cầu), trong 5 năm vừa qua, mô hình Ningen Dock đã mang về cho Nhật Bản khoảng 9.200 - 9.400 triệu Yên. Trong đó, khách ngoại quốc đến Nhật Bản khám Ningen Dock có xu hướng tăng theo các năm mà đặc biệt là người Việt Nam và Trung Quốc.

Số người mắc ung thư vượt mức nghiêm trọng

Theo số liệu của tổ chức Ung thư toàn cầu (Globocan) năm 2020, tỷ lệ mắc mới và tử vong do ung thư trên toàn thế giới có xu hướng tăng. Gánh nặng ung thư vẫn là mối quan tâm toàn cầu. Số liệu từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng cho thấy, năm 2021, cả thế giới vượt ngưỡng nghiêm trọng khi ước tính đã có khoảng 20 triệu người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư và đã có 10 triệu người tử vong do ung thư.

Theo dự báo của Globocan, đến năm 2040, số ca mắc mới ung thư sẽ tăng 59,4% và tỷ lệ tử vong sẽ tăng 70,3% so với năm 2020 nếu không có chương trình phòng trị hiệu quả.

Để ứng phó, WHO khuyến cáo chăm sóc sức khỏe chủ động bằng cách tầm soát phát hiện sớm ung thư và tiền ung thư. Bên cạnh việc khám lâm sàng và cận lâm sàng kinh điển như X-quang, siêu âm, xét nghiệm thì chẩn đoán hình ảnh cao cấp ngày càng cho thấy hiệu quả tích cực trong việc hỗ trợ bác sĩ phát hiện sớm những tổn thương ung thư, đặc biệt ung thư ở các vùng khó hay bị hạn chế khảo sát như: lồng ngực, vùng bụng chậu, đầu mặt cổ, sọ não…

GS-BS Nguyễn Chấn Hùng ví von: "Y học ngày nay có mắt thần, nhìn sâu nhìn suốt thấy ung thư". "Mắt thần" ở đây chính là hệ thống chẩn đoán hình ảnh MRI, CT scan, siêu âm, nội soi… giúp các bác sĩ nhìn thấu bên trong cơ thể, truy tìm mầm mống trước khi cơ thể xuất hiện triệu chứng.

Tại Việt Nam, Bernard Healthcare đã triển khai mô hình Ningen Dock, ứng dụng chẩn đoán hình ảnh kỹ thuật cao trong tầm soát, chẩn đoán sớm ung thư, như MRI toàn thân tích hợp trí tuệ nhân tạo, CT scan; kết hợp siêu âm, xét nghiệm; nội soi… cùng công nghệ dựng hình chuyên sâu được đồng bộ vào hệ thống quản trị bệnh viện, quản lý xét nghiệm...

Nói riêng về hệ thống MRI, CT scan và siêu âm tại Bernard, ông Hà Thúc Nhân, giám đốc sản phẩm MRI của GE HealthCare Việt Nam cho biết: "Chúng tôi đã cùng Bernard Healthcare xây dựng protocol phù hợp để đưa mô hình Ningen Dock vào các thiết bị của GE theo định hướng tầm soát ung thư. 

Chính vì vậy, hai đơn vị đã cùng ký kết hợp tác chiến lược chính thức công bố Bernard Healthcare trở thành "showsite" đầu tiên của GE HealthCare tại Việt Nam về giải pháp toàn diện trong tầm soát, chẩn đoán sớm Ung thư, các bệnh lý Mạch máu”. Qua đó, ông Hà Thúc Nhân nhấn mạnh Bernard Healthcare là "showsite" đầu tiên của GE tập trung vào mảng tầm soát ung thư chuyên sâu.

Theo thông tin từ buổi hội thảo ung thư quốc tế này, Bernard Healthcare và Bệnh viện đại học Yamanashi Nhật Bản cũng đã ký kết hợp tác chiến lược, liên kết chuyên môn trực tiếp trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh công nghệ cao (MRI, CT scan...), thiết lập hệ thống hợp tác để phát triển mô hình Ningen Dock Nhật Bản tại Việt Nam, đồng thời giới thiệu quảng bá du lịch y tế Nhật. Theo hợp tác này, Bernard Healthcare và Bệnh viện Đại học Yamanashi kết nối chuyên môn trực tiếp, chia sẻ, tham vấn chuyên môn trên các ca bệnh.

Theo BS.CK2 Trần Đoàn Đạo, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Y khoa Bernard Healthcare: "Luôn có sự trao đổi giữa bác sĩ lâm sàng và bác sĩ chẩn đoán hình ảnh của hai bên (Bernard Healthcare & Bệnh viện Đại học Yamanashi) để giúp phần chẩn đoán bệnh rõ ràng hơn”.

"Khu vực Chẩn đoán hình ảnh của Bernard Healthcare được thiết lập ngay trong lòng Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh của Bệnh viện Đại học Yamanashi. Thông thường, các bệnh viện ở Nhật Bản gần như không chấp nhận kết quả xét nghiệm, cận lâm sàng của bệnh nhân nơi khác chuyển tới.

Tuy nhiên, với bệnh nhân thăm khám tại Bernard, các kết quả này được chấp nhận tại Bệnh viện Đại học Yamanashi. Điều này có ý nghĩa rất lớn khi bệnh nhân, khách hàng của Bernard sẽ tiết kiệm được chi phí, thời gian khi chuyển đến Bệnh viện Đại học Yamanashi điều trị. Bệnh viện Đại học Yamanashi cũng hỗ trợ các chuyên môn chuyên sâu khác giúp bệnh nhân có nhiều cơ hội chẩn đoán, điều trị tốt hơn", bà Nguyễn Nam Phương, Tổng giám đốc của Bernard Healthcare cho biết thêm.

Theo kế hoạch, ngày 29-1-2024, Giáo sư Hiroyuki Kinouchi, Phó Chủ tịch Hội đồng Trường kiêm Viện trưởng Bệnh viện Đại học Yamanashi cùng ông Akira Ishihara, Phó Viện trưởng, phụ trách Tổng vụ, Bệnh viện Đại học Yamanashi cũng sẽ chính thức sang Việt Nam thăm và làm việc cùng Ban Giám đốc, Hội đồng Y khoa Bernard Healthcare.