Kể từ nay: Công chức, viên chức được tăng thêm 3-4 triệu đồng/ tháng nhờ luật mới

Rất nhiều công chức, viên chức đang được tăng thêm 3-4 triệu đồng/ tháng nhờ luật mới này.

Báo Thời báo văn học nghệ thuật ngày 03/05/2025 đưa thông tin với tiêu đề: "Kể từ nay: Công chức, viên chức được tăng thêm 3-4 triệu đồng/ tháng nhờ luật mới" cùng nội dung như sau:

Chị Nguyễn Anh Thư, 39 tuổi (công chức đang làm việc trên địa bàn quận Ba ĐÌnh, Hà Nội) chia sẻ: "Đi làm được 18 năm rồi, chưa năm nào, mình thấy vui như năm nay (2025). Tết vừa rồi, ngoài thu nhập tăng thêm do tăng lương cơ sở, tiền lương của tôi còn được cộng thêm gần 4 triệu đồng".

Giống với chị Thư, anh H. chuyên viên Quận ủy Đống Đa (Hà Nội) cũng đợc nhận thêm một khoản tiền thu nhập tăng thêm. Sau hơn 10 năm làm việc, anh lên được mức hệ số 3,33. Theo cơ chế đặc thù theo Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực từ 1/1, mỗi tháng anh nhận về thêm hơn 3 triệu đồng.

Kể từ nay: Công chức, viên chức được tăng thêm 3-4 triệu đồng/ tháng nhờ luật mới

Chị T. công chức huyện Thanh Trì cũng thuộc diện được điều chỉnh thu nhập tăng thêm. Chị khấp khởi mừng khi được tăng lương.

Với việc tăng 3,8 triệu đồng/tháng, thu nhập của chị T. đã chạm mốc 14 triệu đồng. Đây là mốc mà chị phấn đấu trong rất nhiều năm mới đạt được.

Công chức, viên chức tại Hà Nội đang được áp dụng chính sách vượt trội theo Luật Thủ đô 2024. Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên thuộc Hà Nội quản lý được hưởng thu nhập tăng thêm căn cứ theo năng lực, hiệu quả công việc.

Khoản 1 Điều 35 quy định HĐND TP Hà Nội quyết định sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư sau khi đã bảo đảm đủ nguồn để thực hiện cải cách tiền lương cho cả thời kỳ ổn định ngân sách theo quy định của cấp có thẩm quyền và bảo đảm các chính sách xã hội, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội do Trung ương ban hành để thực hiện chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức theo quy định trên.

Tổng mức chi không vượt quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản (lương cơ bản = hệ số lương x 2,34 triệu đồng) của cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của TP Hà Nội.

Tổng mức chi thu nhập tăng thêm này không vượt quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của TP Hà Nội.

Trước đó, UBND TP Hà Nội ban hành Văn bản số 4405/UBND-SNV về việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức.

Trong bối cảnh khối lượng công việc tại Hà Nội ngày càng lớn, chính sách tăng thu nhập này góp phần động viên đội ngũ công chức, viên chức. Theo báo cáo của UBND TP Hà Nội, hiện mỗi công chức tại thủ đô đang phục vụ trung bình 684 người dân, cao hơn 2,7 lần so với mức trung bình cả nước (một công chức phục vụ 246 người dân).

Trước đó, báo Dân trí ngày 04/05/2025 cũng có bài đăng với thông tin: "Sẽ có chế độ chính sách phù hợp với cán bộ không chuyên trách". Nội dung được báo đưa như sau:

Thời gian qua, cử tri tỉnh Bình Định rất quan tâm về chính sách hỗ trợ đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã bị tinh giản sau quá trình sắp xếp bộ máy.

Cử tri kiến nghị lãnh đạo tỉnh Bình Định cần kịp thời quan tâm giải quyết chính sách nghỉ việc, tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức sau sáp nhập. Trong đó đặc biệt quan tâm đến người hoạt động không chuyên trách để không ảnh hưởng đến đời sống.

Ông Hồ Quốc Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định (Ảnh: Doãn Công).

Ông Nguyễn Văn Hùng, Bí thư Huyện ủy Tây Sơn (Bình Định), cho hay, vừa qua việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về đặt tên phường, xã mới trong thời gian rất ngắn nhưng cán bộ từ tỉnh đến phường, xã đã làm rất tốt nhiệm vụ.

Theo Bí thư Huyện ủy Tây Sơn, qua nhiệm vụ lần này, ông nhận thấy ý thức, trách nhiệm của cán bộ cấp xã rất cao, đặc biệt những người không chuyên trách, mặc dù họ cũng rất tâm tư vì sắp tới không biết còn làm hay nghỉ.

"Các anh ấy làm rất trách nhiệm, gần như xuyên đêm đến từng hộ để phát phiếu về phương án sắp xếp phường, xã và sáp nhập tỉnh", ông Hùng bày tỏ.

Ông Hồ Quốc Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định, cho hay, nhiều cán bộ không chuyên trách đi làm mà trong lòng rất buồn vì tới đây sẽ nghỉ việc. Vì vậy, tỉnh sẽ có chế độ chính sách phù hợp, bảo đảm được sự ổn định cuộc sống cho người thôi việc.

Ông Nguyễn Văn Hùng, Bí thư Huyện ủy Tây Sơn chia sẻ về tâm tư của những cán bộ không chuyên trách cấp xã sắp tới phải nghỉ việc do sắp xếp bộ máy (Ảnh: Doãn Công).

Theo Sở Nội vụ tỉnh Bình Định, địa phương này có 155 xã, phường, thị trấn, sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ còn 58 đơn vị (gồm 41 xã, 17 phường).

Có khoảng 5.000 cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã sẽ được bố trí lại sau khi sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính.

Trong số này, sẽ kết thúc việc sử dụng đối với khoảng 1.900 người hoạt động không chuyên trách cấp xã. Mặt khác, chuyển 100% biên chế cấp huyện hiện có về cấp xã khi sắp xếp đơn vị hành chính.