Lấy chồng nhỏ hơn 20 tuổi, người phụ nữ bị gia đình xóa tên khỏi hộ khẩu vì cho rằng ham hố “chuyện ấy”
Người phụ nữ hơn chồng 20 tuổi bị cả gia đình phản đối, hàng xóm xung quanh thì đàm tiếu, cười chê nhưng câu chuyện phía sau mới khiến nhiều người suy ngẫm.
Báo Thời báo VHNT ngày 19/08 đưa thông tin với tiêu đề: "Lấy chồng nhỏ hơn 20 tuổi, người phụ nữ bị gia đình xóa tên khỏi hộ khẩu vì cho rằng ham hố “chuyện ấy”" cùng nội dung như sau:
Hiện nay, nhiều người vẫn hay nói "tình yêu không quan trọng tuổi tác hay “tuổi tác không phải là ranh giới của tình yêu”, nhưng thực tế sự chênh lệch tuổi tác khá lớn khiến nhiều cặp đôi phải chịu nhiều ánh mắt phán xét và hoài nghi từ phía hàng xóm, họ hàng thậm chí là người thân trong gia đình. Như câu chuyện của chị Huỳnh Thị Kim Oanh là ví dụ đầy xúc động.
Dẫn tin từ VnExpress, chị Oanh sinh năm 1963 năm nay 60 tuổi. Chồng chị là anh Nguyễn Văn Tuấn (SN 1983) kém vợ 20 tuổi. Nói về sự chênh lệch tuổi tác, chị Oanh nói thời điểm trước khi cả 2 lên kế hoạch kết hôn thì bị cả gia đình phản đối, cho rằng chị lấy trai trẻ vì ham hố "chuyện ấy". Những người xung quanh cười chê nói chị "mê phi công" vì điều kiện của chị Oanh lúc đó, chị có thể kiếm được những mối tốt hơn. Tuy nhiên, có 1 điều mà người chưa tỏ tường, anh Tuấn khó quan hệ vợ chồng và vô sinh bởi 11 khối u trong cơ thể.
Theo như chị Oanh chia sẻ, vợ chồng chị gặp nhau lần đầu tiên vào năm 2005, trong lần chị đưa mẹ đi vật lý trị liệu, thì gặp một thanh niên bị liệt. Thấy người này đi một mình, chị tình nguyện đưa về nơi tá túc là một mái ấm chuyên cưu mang người cơ nhỡ. Tại đây, chị gặp và biết anh Tuấn chàng trai khiếm thị cũng là người chồng hiện tại của mình. Chị Oanh đem lòng yêu anh Tuấn vì anh lúc nào cũng nở nụ cười rất đẹp dù trong người mang bệnh hiểm nghèo như u não, suy giảm thị lực và vô sinh. Ngày chị Oanh đưa anh Tuấn về ra mắt gia đình cũng là ngày chị tình nguyện xóa tên trong sổ hộ khẩu và ra đi tay trắng.
Nói về anh chồng chị Oanh, người đàn ông cũng có hoàn cảnh éo le khiến nhiều người xót xa. Anh Tuấn từ nhỏ sống với bà ngoại do mẹ mất sớm, bố lấy vợ khác. Lên 8 tuổi, vì bà quá nghèo anh phải đi ở đợ để được nuôi cơm. Lên 14 tuổi, Tuấn sang Campuchia sống với bố, sau đó một mình trở lại Việt Nam để mổ u não. Ở tuổi 18, anh mất dần thị lực. Sau đó, bà ngoại chỗ dựa duy nhất của Tuấn cũng qua đời. Trở thành người khiếm thị, vì không muốn làm phiền họ hàng, anh ra đường xin ăn, ngủ gầm cầu xó chợ, sau được đưa về mái ấm để chữa bệnh.
Sau một thời gian tìm hiểu, năm 2007, cặp đôi bất chấp tuổi tác mà quyết định kết hôn, không ngoài dự đoán người nhà chị hết mực phản đối. Gia đình người phụ nữ chị thậm chí còn xóa tên con ra khỏi hộ khẩu. Sau đám cưới, gánh nặng kinh tế dồn lên vai người chi Oanh. Để chữa bệnh cho chồng và duy trì cuộc sống, chi phải lăn lộn đủ thứ nghề, từ chạy xe ôm, giúp việc cho tới giao hàng.
Cả hai cũng mong muốn có một đứa con cho vui cửa vui nhà cũng như làm chỗ dựa khi về già nhưng bác sĩ từng cảnh báo, trường hợp của Tuấn khó sinh hoạt vợ chồng và cũng chẳng thể có con. Hai vợ chồng chấp nhận thực tế và coi đó như sự an bài của số phận.
Năm 2008, trước khi ca mổ cuối cùng của anh Tuấn được tiến hành bác sĩ thậm chí còn khuyên đưa anh về nhà vì khả năng cao sau khi mổ anh sẽ trở thành người thực vật. Nhưng bằng nghị lực phi thường, anh Tuấn đã trải qua cuộc phẫu thuật một cách nhiệm màu. Có điều, thị lực của anh ngày càng suy giảm và hiện tại anh không còn nhìn thấy được gì nữa.
Theo Vnexpress, khoảng 4 năm trước, để giúp chồng đỡ buồn chán khi chỉ quanh quẩn trong nhà, chị Oanh rủ anh làm kênh YouTube, chia sẻ cuộc sống thường nhật cũng như những món ăn họ chế biến hàng ngày. Để có động lực vui vẻ hơn. Gần đây, bệnh của anh tái phát, lại thêm biến chứng của tiểu đường nên đi lại khó khăn. Chị Oanh cũng phát hiện bị ung thư vòm họng, tay chân run rẩy nên khó cầm được điện thoại lâu để quay video.
Sau khi câu chuyện của chị Oanh,được chia sẻ, nhiều người tỏ thái độ chê người phụ nữ quá dại quá, dù có lớn tuổi tới đâu, cũng không thể nhắm mắt lấy bừa một anh chồng bệnh tật. Nhiều người cho rằng, chị lấy anh vì anh còn đẹp trai, hào hoa, phong độ. Đằng này trên thực tế, anh và chị chẳng có “đời sống vợ chồng” đúng nghĩa. Tuy nhiên, cũng có không ít ý kiến thán phục khả năng sự nhẫn nại của chị Oanh, nhìn vào hoàn cảnh của chị mới biết đâu là tình yêu thật sự.
Trước đó, báo VnExpress ngày 19/08 cũng có bài đăng với thông tin: "Tình yêu phi thường của người phụ nữ hơn chồng 20 tuổi". Nội dung được báo đưa như sau:
Đó là một ngày đầu năm 2007, trước khi cặp đôi lên kế hoạch kết hôn. Nhớ lại thời điểm này, chị Huỳnh Thị Kim Oanh (sinh năm 1963) nói cả gia đình khi đó đều phản đối, cho rằng chị lấy trai trẻ vì ham hố "chuyện ấy".
"Nhưng không phải ai cũng biết, anh Tuấn khó quan hệ vợ chồng và vô sinh bởi 11 khối u trong cơ thể", chị Oanh nói.
Kim Oanh xuất thân trong một gia đình đông con tại quận Thủ Đức, TP HCM. Năm 1986 chị đi xuất khẩu lao động sang Liên Xô. Cô gái Việt khi đó từng có mối tình với một người đàn ông Nga nhưng không thành do người này mất vì ung thư.
Hết bốn năm chị về Việt Nam. Gánh nặng gia đình cộng thêm nỗi đau mối tình đầu dở dang khiến chị không còn thiết tha gì tới hạnh phúc riêng, lúc nhìn lại đã quá lứa lỡ thì. Dù vậy, người phụ nữ này vẫn sống lạc quan và coi đó là số phận.
Năm 2003, trong lần đưa mẹ đi vật lý trị liệu, Oanh gặp một thanh niên bị liệt. Thấy người này đi một mình, chị tình nguyện đưa về nơi tá túc là một mái ấm chuyên cưu mang người cơ nhỡ, bệnh tật tại quận Thủ Đức. Tại đây, chị gặp chàng trai khiếm thị Nguyễn Văn Tuấn, sinh năm 1983.
"Ấn tượng đầu tiên về chàng trai này là nụ cười rất tươi. Dù mắt không nhìn rõ nhưng lại nhiệt tình giúp đỡ mọi người trong khả năng của mình", chị Oanh nhớ lại.
Anh Tuấn cũng sinh ra ở TP HCM, từ nhỏ sống với bà ngoại do mẹ mất sớm, bố lấy vợ khác. Lên 8 tuổi, vì bà quá nghèo anh phải đi ở đợ để được nuôi cơm. Lên 14 tuổi, Tuấn sang Campuchia sống với bố, sau đó một mình trở lại Việt Nam để mổ u não. Ở tuổi 18, anh mất dần thị lực.
Trở thành người khiếm thị, bà ngoại - chỗ dựa duy nhất của Tuấn cũng qua đời. Không muốn làm phiền họ hàng, anh ra đường xin ăn, ngủ gầm cầu xó chợ, sau được đưa về mái ấm để chữa bệnh.
Chị Oanh biết ở mái ấm đang có chương trình thực dưỡng để chữa bệnh nên xin ở lại vài ngày thử xem có tác dụng gì với bệnh tim của mình không. Vì chế độ ăn uống thay đổi nên nhiều lúc chị thấy mệt mỏi. Tuấn lặng lẽ giúp đỡ, chăm sóc người chị không quen biết như người thân trong nhà. "Tôi chưa từng được người đàn ông nào đối xử chân thành và thực tâm đến vậy", chị Oanh kể.
Thấy mọi người sống tại đây đều có hoàn cảnh éo le, Oanh xin ở lại làm tình nguyện viên. Cũng từ đó quan hệ giữa chị và anh Tuấn trở nên thân thiết.
Khi sức khỏe ổn định hơn, Tuấn không còn phù hợp ở lại mái ấm nữa. Sợ chàng trai khiếm thị sẽ lại lang thang đầu đường xó chợ như trước, Oanh nộp tiền để anh ở lại. Nhưng thời hạn chỉ được thêm hai năm. Năm 2005, Oanh gửi Tuấn đến nhà một mạnh thường quân chuyên giúp đỡ người yếu thế.
Một lần hai người chở nhau bằng xe máy. Khi Tuấn vừa vịn vào eo Oanh để lên xe, chị bỗng run bắn, cảm giác như có một luồng điện rất mạnh chạy qua người. "Tôi chưa bao giờ có cảm giác như vậy. Lúc đó chỉ muốn Tuấn vịn thêm một lần nữa", Oanh nhớ lại. Từ hôm đó, chị thích mặc đẹp mỗi khi gặp Tuấn, dù người đàn ông này không nhìn thấy gì.
Một lần Tuấn chuẩn bị đi xa, đúng lúc sắp lên đường thì Oanh đến. Chàng trai thổ lộ: "Em nhớ chị". Họ trở thành một đôi kể từ ngày đó.
Năm 2007, Oanh đề xuất cả hai ra ngoài thuê trọ sau khi đăng ký kết hôn và tổ chức đám cưới. Tin này truyền đến gia đình, cả nhà chị phản đối gay gắt.
Dù không được người thân chúc phúc nhưng đám cưới của cặp đôi vẫn diễn ra vào tháng 10/2007. Đến cuối buổi lễ, vì quá thương con, mẹ Oanh mới ghé qua nhưng chỉ hỏi thăm vài câu rồi về.
Sau đám cưới, gánh nặng kinh tế dồn lên vai người vợ. Để chữa bệnh cho chồng và duy trì cuộc sống, Oanh lăn lộn đủ thứ nghề, từ chạy xe ôm, giúp việc cho tới giao hàng. Nhiều ngày chị ra khỏi nhà từ sáng sớm, trở về khi đồng hồ điểm 0h.
Khi sức khỏe còn tốt, anh Tuấn học xoa bóp bấm huyệt và làm việc tại cơ sở massage người mù. Tuy nhiên ở lần mổ não thứ ba năm 2008, người đàn ông này rơi vào trạng thái thực vật, bác sĩ tiên lượng sau này tỉnh cũng không thể đi lại được.
Không chấp nhận số phận, Oanh bỏ hết công việc, ở nhà chăm sóc và tập luyện cùng chồng. Ngày nào chị cũng nâng đỡ rồi dìu anh tập đi, động viên nhau không gục ngã, dù thế nào cũng phải đứng dậy.
Nhờ sự giúp đỡ của vợ, sau một năm Tuấn có thể đứng dậy và tập tễnh đi như một phép màu. Nhưng những ngày trái gió trở trời, khối u não lại hành hạ khiến người đàn ông này nổi điên, thường tự đập đầu mình vào tường, có lần còn đuổi đánh vợ.
Nhiều lần vì quá mệt mỏi, Oanh muốn giải thoát cho cuộc hôn nhân này. Nhưng nhìn xung quanh, thấy những hoàn cảnh éo le hơn mà mọi người vẫn yêu thương và đùm bọc nhau, chị không đành. Rồi mỗi khi chồng tỉnh táo, nhìn thấy nụ cười tươi rói của anh, người vợ rút lại ý định.
Cưới nhau một thời gian, căn bệnh u não của Tuấn có hy vọng chữa trị khi trường hợp của anh được sang Mỹ phẫu thuật. Nhưng sợ mất vợ, anh quyết tâm ở lại Việt Nam. "Tôi chấp nhận cả đời không nhìn thấy gì còn hơn mất đi một người vợ tốt như cô ấy", Tuấn nói.
Cả hai cũng mong muốn có một đứa con cho vui cửa vui nhà cũng như làm chỗ dựa khi về già nhưng bác sĩ từng cảnh báo, trường hợp của Tuấn khó sinh hoạt vợ chồng và cũng chẳng thể có con. Hai vợ chồng chấp nhận thực tế và coi đó như sự an bài của số phận.
Nhiều năm chứng kiến hôn nhân của hai người, chị Thúy Liễu, bạn chị Oanh nhận xét "đây là một câu chuyện hiếm có". "Không chỉ tôi mà rất nhiều người khuyên Oanh dừng đám cưới với Tuấn vì nghĩ chẳng thể có được hạnh phúc. Nhưng giờ họ vẫn sống bên nhau hạnh phúc, tôi vừa vui vừa bất ngờ", chị Liễu chia sẻ.
Bốn năm trước, để giúp chồng đỡ buồn chán khi chỉ quanh quẩn trong nhà, chị Oanh rủ anh làm kênh YouTube, chia sẻ cuộc sống thường nhật cũng như những món ăn họ chế biến hàng ngày. Có thêm nhiều bạn bè mới từ đây, cuộc sống của họ trở nên vui vẻ, phong phú hơn. Anh Tuấn từng mong, đến một ngày kênh riêng của hai vợ chồng sẽ đạt được nút bạc, nút vàng.
Nhưng mong ước của người đàn ông này khó thành hiện thực. Gần đây, bệnh của anh tái phát, lại thêm biến chứng của tiểu đường nên đi lại khó khăn. Chị Oanh cũng phát hiện bị ung thư vòm họng, tay chân run rẩy nên khó cầm được điện thoại lâu để quay video.
"Dù vậy hai vợ chồng vẫn động viên nhau ăn uống và tập luyện. Khi nào khỏe hơn sẽ tiếp tục quay, giao lưu với mọi người để thực hiện được ước mơ của anh Tuấn", người phụ nữ 60 tuổi nói.