Liệt nửa người sau 1 mũi tiêm chữa đau vai gáy
Bị đau vai gáy, bệnh nhân đến phòng khám tư tiêm thuốc giảm đau, nào ngờ sau 1 ngày bị mất cảm giác từ thắt lưng...
Theo bài đăng trên báo Dân Việt, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng tỉnh táo nhưng liệt toàn bộ từ vùng cổ trở xuống. Hai tay liệt chỉ cử động được 1/5, liệt toàn bộ 2 chân.
Ngày 13/1, tin từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận 1 bệnh nhân bị liệt nửa người sau khi t:iêm thuốc giảm đau vai gáy tại 1 phòng khám tư.
Theo người nhà, trước khi nhập viện một tuần, bệnh nhân V.T.T (54 tuổi ở Hải Phòng) xuất hiện một đợt sốt. Bệnh nhân T đi khám bệnh và được chẩn đoán mắc s:ốt x:uất h:uyết. Chị T được điều trị hết sốt, tình trạng ổn định.
Tuy nhiên khi về nhà, bệnh nhân vẫn thấy còn đau mỏi vai gáy nên được người nhà đưa đến một phòng khám tư và được t:iêm trực tiếp vào vùng vai gáy. Sau quá trình t:iêm 1 ngày, bà T sốt trở lại kèm theo liệt hai chân dần dần lan đến hai tay và mất cảm giác toàn bộ vùng từ thắt lưng trở xuống. Khi đi khám, bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm khuẩn - viêm cột sống tủy.
Ngay sau đó, bệnh nhân T được chuyển tuyến đến khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng tỉnh táo nhưng liệt toàn bộ từ vùng cổ trở xuống. Hai tay liệt chỉ cử động được 1/5, liệt toàn bộ 2 chân. Bà T cũng mất cảm giác toàn bộ từ vùng thắt lưng trở xuống, bắt đầu có biểu hiện của liệt cơ hô hấp, phải thở máy, duy trì các thuốc vận mạch.
Bác sĩ Phạm Thanh Bằng, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết: “Bệnh nhân T được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết - viêm vùng tủy cổ theo dõi tụ cầu. Bệnh nhân cũng được chỉ định chụp MRI phát hiện hình ảnh tổn thương tủy lan toả, phù tủy gây mất chức năng vận động và cảm giác, phù hợp với lâm sàng, không có hình ảnh áp xe vùng tủy cổ.
Hội chẩn đa chuyên khoa với chỉ định mở tủy giải áp, điều trị kháng sinh. Sau điều trị, tình trạng nhiễm trùng của bệnh nhân ổn định nhưng liệt tứ chi cải thiện chậm”.
Theo bác sĩ Bằng, đây là trường hợp hiếm gặp của viêm tủy do các trực cầu khuẩn gram dương đặc biệt là tụ cầu gây ra. Tụ cầu đa phần xâm nhập qua đường t:iêm truyền, vi khuẩn xâm nhập trực tiếp gây viêm vùng tủy xương lan tỏa (không gây ra viêm màng não) làm cho toàn bộ vùng tủy xương mất chức năng với biểu hiện liệt trên lâm sàng.
Ngoài quá trình điều trị nội khoa, bệnh nhân T đã được điều trị kết hợp phương pháp y học cổ truyền, phục hồi chức năng bằng điện châm, xoa bóp nhẹ nhàng và kết hợp tập vận động trong 2 tháng sau khi điều trị ổn định tình trạng viêm tủy.
Để giảm thiểu tình trạng đau cổ vai gáy, báo Sức khỏe & Đời sống có bài viết: "3 biện pháp đơn giản giúp giảm đau cổ vai gáy ban đêm". Nội dung như sau:
Nếu cơn đau vai của bạn tồi tệ hơn vào ban đêm, có nhiều cách để giảm bớt cơn đau như:
Chọn một tư thế ngủ tốt hơn
Tư thế nằm thẳng là tư thế tốt nhất và cũng là đơn giản nhất cho người bị đau cổ vai gáy. Tư thế này có thể giúp người bệnh có được một giấc ngủ ngon, hạn chế được tình trạng đau nhức và hỗ trợ điều trị cho người bệnh rất tốt.
Nằm nghiêng cũng là tư thế ngủ được các chuyên gia đánh giá rất tốt cho người bị đau vai gáy. Trong đó, tư thế nằm ngủ nghiêng sang bên trái được đánh giá cao hơn. Khi nằm nghiêng, người bệnh được hỗ trợ giúp tăng cường quá trình lưu thông máu; Hạn chế sức ép lên vùng cổ và dạ dày, từ đó phòng ngừa và cải thiện đau cổ vai gáy và các vấn đề tiêu hóa; Giúp thuyên giảm các triệu chứng đau đầu hiệu quả.
Khi bị đau cổ vai gáy, người bệnh không nên nằm sấp vì có thể gây ra hiện tượng vẹo cổ, gây ra lực tác động ép tới vùng lưng và dồn về dạ dày hoặc tăng nguy cơ bị chấn thương xương khớp.
Vệ sinh tốt giấc ngủ
Hãy luôn đảm bảo, cố gắng tuân theo một lịch trình ngủ. Vệ sinh giấc ngủ tốt có thể tạo nên sự khác biệt trong cách ngủ. Có một thói quen đi ngủ chủ động sẽ tăng cường thư giãn vào cuối ngày giúp làm giảm căng thẳng, cải thiện thời lượng và chất lượng giấc ngủ.
Cần đảm bảo phòng ngủ không có thiết bị điện tử. Nếu bạn có dùng thuốc ngủ hãy thận trọng với tần suất sử dụng thuốc. Nếu dùng liên tục không theo chỉ định của bác sĩ có thể gây ra những vấn đề sức khỏe trầm trọng hơn. Ngoài ra, nếu đang sử dụng các loại thuốc khác, chúng có thể phản ứng kém với thuốc hỗ trợ giấc ngủ.
Tập thể dục chữa đau cổ vai gáy vào ban đêm
Tập thể dục một vài giờ trước khi đi ngủ cũng có thể hữu ích vì nó sẽ làm tăng lưu lượng máu khắp toàn bộ cơ thể. Điều này có thể làm dịu cơn đau, giúp thư giãn để cải thiện tình trạng khó ngủ. Hãy thử một động tác nào đó ít tác động như đi bộ nhanh hoặc đạp xe, sau đó để cơ thể hạ nhiệt trở lại trước khi đi ngủ.
Hơn nữa, một số động tác duỗi vai có thể giúp giảm căng thẳng và stress tích tụ trong ngày. Nếu bắt đầu cảm thấy đau bất cứ lúc nào trong khi căng cơ, hãy dừng lại ngay lập tức. Việc kéo căng nên được thực hiện ở mức độ căng nhẹ. Những người bị đau mạn tính nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu vì gắng sức có thể làm trầm trọng thêm một số tình trạng.