22 năm sau ca sinh 5 kỷ lục, người mẹ khóc nói giá như không mang thai

22 năm sau ca sinh 5 kỷ lục, Vương Thúy Anh khóc nói chị ước hồi đó không mang thai, bởi việc nuôi 6 đứa con khiến chồng chị phải lao lực kiếm tiền đến mức đột tử.

Báo VTC News ngày 04/09/2024 có bài viết đưa thông tin với tiêu đề: "22 năm sau ca sinh 5 kỷ lục, người mẹ khóc nói giá như không mang thai". Với nội dung như sau:

22 năm sau ca sinh 5 kỷ lục, Vương Thúy Anh khóc nói chị ước hồi đó không mang thai, bởi việc nuôi 6 đứa con khiến chồng chị phải lao lực kiếm tiền đến mức đột tử. Trung Quốc: Xe buýt lao vào học sinh, phụ huynh, gây cảnh tượng kinh hoàng "Thuế độc thân" - Cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt lan rộng châu Âu Trung Quốc đóng cửa hàng chục nghìn trường mẫu giáo vì các cặp đôi "ngại đẻ": Hồi chuông báo động khi tỉ lệ sinh tụt dốc không phanh

Cặp vợ chồng Vương Thúy Anh - Giả Bảo Thôn (Hà Bắc, Trung Quốc) kết hôn nhiều năm nhưng mãi vẫn không có con. Mãi đến tận năm 35 tuổi, Thúy Anh mới lần đầu được hưởng hạnh phúc làm mẹ. Bé gái ra đời trong niềm vui mừng vô hạn của cả cặp vợ chồng nghèo.

6 năm sau khi sinh bé gái, năm 2001, Vương Thúy Anh cảm thấy rất mệt mỏi, không muốn ăn, động vào món gì cũng buồn nôn. Chị nghĩ mình có thai nên đến viện kiểm tra. Kết quả khiến cả hai vợ chồng lẫn bác sỹ sửng sốt, trong bụng sản phụ có tới 4 em bé. Không tin nổi ở tai mình, họ quyết định đến bệnh viện lớn ở Bắc Kinh để kiểm tra lại và càng sốc hơn nữa khi bác sĩ khẳng định cô mang thai 5.

Vương Thúy Anh và ca sinh 5 kỷ lục của Trung Quốc. (Ảnh: Toutitao)

Bác sỹ cho biết xác suất mang thai 5 tự nhiên rất thấp, chỉ 1/60 triệu người. Vì thế, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con, bác sỹ khuyên họ nên theo dõi kỹ và cân nhắc việc thực hiện thủ thuật giảm bớt số bào thai trong bụng.

Hai vợ chồng vô cùng lo lắng. Họ biết sinh 5 sẽ rất vất vả, áp lực tài chính sẽ đè nặng lên cả gia đình, nhưng không đành lòng hy sinh bất kỳ một đứa con nào. Sau nhiều lần cân nhắc, họ quyết định giữ lại cả 5 đứa con.

Bất chấp mệt mỏi, người mẹ quyết định giữ lại cả 5 đứa con. (Ảnh: Toutitao)

Những đứa trẻ lớn dần trong bụng khiến người mẹ vô cùng mệt mỏi. Vương Thúy Anh không thể di chuyển nhiều, ngay cả việc ăn uống như một người bình thường cũng đã hết sức khó khăn. Ở tháng thứ 7, thai nhi phát triển nhanh đã khiến tim và phổi của Vương Thúy Anh bị chèn ép nghiêm trọng. Vì sự an toàn của mẹ và con, bác sỹ chỉ định mổ lấy thai.

Ngày Vương Thúy Anh nhập viện, có 20 nhân viên y tế cùng tham gia ca phẫu thuật. Với sự chăm sóc tận tình của các y bác sĩ, ngày 4/3/2002, 5 đứa trẻ đã chào đời suôn sẻ, khỏe mạnh.

Hình ảnh 5 em bé chào đời gây được sự chú ý trong dư luận. (Ảnh Toutitao)

Ca sinh 5 đã tạo được tiếng vang lớn trong lịch sử y học của Trung Quốc. Rất nhiều phương tiện truyền thông khi đó đưa tin về 5 đứa trẻ đặc biệt này. Bỗng dưng trở nên nổi tiếng, cặp vợ chồng hết sức bối rối, nhưng trên hết, họ biết rằng việc nuôi dạy cả 5 đứa con sẽ là thử thách lớn, đòi hỏi họ phải nỗ lực hơn rất nhiều.

Để các con có điều kiện phát triển tốt nhất, gia đình Vương Thúy Anh quyết định chuyển tới Bắc Kinh. Cuộc sống trong căn nhà thuê với những đứa trẻ sinh non khiến họ vô cùng vất vả. Sau khi xuất viện về nhà, sức khỏe các em bé không thực sự tốt, có bé bị vàng da, bé bị viêm đại tràng cần phẫu thuật, có bé bị chẩn đoán gặp vấn đề về tim.

Đối mặt với chi phí y tế lớn, đôi vợ chồng vốn đã không dư dả càng trở nên kiệt quệ. Bên cạnh đó, tiền mua sữa bột, thức ăn cho bọn trẻ cũng là cả vấn đề. Người chồng buộc phải gồng mình làm việc ngày đêm để kiếm tiền, còn người vợ không dám thuê người hỗ trợ, một mình chăm sóc 5 con nhỏ. Họ buộc phải gửi con gái lớn về quê nhờ họ hàng chăm sóc.

Vợ chồng Vương Thúy Anh - Giả Bảo Thôn làm đủ mọi cách để xoay xở kiếm sống. Người chồng quyết định tới Quảng Đông để tìm việc. Do trình độ học vấn thấp nên anh chỉ có thể làm các công việc tay chân với đồng lương ít ỏi. Để tăng thu nhập, anh nhận 3 việc cùng lúc, tối về chỉ dám ăn mỳ gói với rau, nhịn miệng để gửi tiền về cho vợ con. Trong khi đó, Vương Thúy Anh ở nhà tranh thủ đi nhặt rác kiếm tiền vào mỗi đêm, sau khi lũ con say ngủ.

Các bé lớn lên không thực sự khỏe mạnh, vẫn thường xuyên phải vào bệnh viện. (Ảnh: Toutitao)

May mắn là nhờ sự chú ý của truyền thông, rất nhiều nhà hảo tâm đã chung tay giúp đỡ gia đình Vương Thúy Anh. Nhiều trường học sẵn sàng nhận các bé và cho miễn học phí hoàn toàn để tạo điều kiện cho gia đình. Lúc này, cuộc sống của gia đình Vương Thúy Anh mới dễ thở hơn một chút.

5 em bé may mắn được trở thành đại sứ Olympic Bắc Kinh năm 2008. (Ảnh: Toutitao)

Tuy nhiên, đến năm 2017, khi những đứa trẻ tốt nghiệp trung học cơ sở, mọi trợ cấp xã hội được hưởng cũng đến thời hạn kết thúc. Vợ chồng Thúy Anh quyết định đưa các con về quê để tiếp tục học tập. Cũng trong năm đó, Giả Bảo Thôn đột ngột qua đời vì làm việc quá sức, để lại vợ và 6 đứa con bơ vơ.

Người bố vì lo kiếm tiền chăm sóc gia đình đã ra đi mãi mãi. (Ảnh: Toutitao)

Thương mẹ một mình gồng gánh nuôi gia đình, các con của Vương Thúy Anh rất ngoan ngoãn và luôn cố gắng trong học hành. Với sự giúp đỡ của rất nhiều mạnh thường quân, Thúy Anh được tiếp thêm sức mạnh để đứng dậy, tiếp tục nuôi con cái ăn học.

Các con lớn lên đều rất ngoan ngoãn và trưởng thành. (Ảnh: Toutitao)

Năm 2020, cả 5 người con của Vương Thúy Anh đều xuất sắc tốt nghiệp PTTH và có 4 em trúng tuyển đại học, một em đỗ cao đẳng. Cuộc sống của Vương Thúy Anh sau bao nhiêu vất vả, cay đắng cuối cùng cũng đã dễ thở hơn.

Trong một bài phỏng vấn gần đây, nói về những năm tháng vất vả đã qua, người mẹ tảo tần gạt nước mắt tâm sự, nếu được ban cho một điều ước, chị thấy sẽ tốt hơn nếu hồi đó không mang thai. Mỗi lần nhớ lại việc chồng mình phải lao lực kiếm tiền đến mức đột tử, chị luôn thầm trách mình. Chị ước giá anh có ở đây để tận hưởng niềm hạnh phúc gia đình hôm nay.

Vương Thúy Anh nói chị hối tiếc vì đã mang thai nhưng không sai khi quyết định sinh các con. (Ảnh: Toutitao)

Tuy nhiên, số phận đã đưa 5 đứa trẻ đến với Thúy Anh. Chị hiểu rằng, bằng trách nhiệm của người mẹ, chị đã vượt qua mọi khó khăn để nuôi nấng con trưởng thành. Đến bây giờ, khi có thể phần nào yên tâm về những đứa con, chị vẫn tin mình lựa chọn đúng khi quyết định giữ cả 5 đứa trẻ. Thúy Anh tin nếu chồng chị còn ở đây, chắc chắn anh cũng không hối hận về lựa chọn ủa mình.

Tiếp đến, báo Lao động ngày 10/09/2023 cũng có bài đăng liên quan với thông tin: Đủ thứ áp lực, nữ công nhân ngại sinh nhiều con. Nội dung được đưa như sau:

Áp lực về thời gian, chi phí sinh nở, giáo dục, y tế, sinh hoạt,… là những lý do khiến ngày càng có nhiều nữ công nhân không dám sinh nhiều con. Thậm chí, có một số nữ công nhân gặp vấn đề về việc gửi con trẻ, không ai trông nom con mà phải chọn cách tạm nghỉ việc.

Sinh 2 con đã là nhiều

Con gái đầu lòng đã vào lớp 4 nhưng chị Lê Thị Chưa - công nhân tại Khu công nghiệp (KCN) Trà Nóc (TP Cần Thơ) - không có ý định sinh tiếp vì áp lực kinh tế.

Theo chị Chưa, hiện để nuôi nấng một đứa trẻ không phải dễ. Chi phí sinh nở, tã, sữa, tiêm phòng… đủ thứ khoản cần phải chi mà vật giá thì leo thang. Chưa kể từ khi con gái đi học, mỗi năm tựu trường gia đình phải tốn khá nhiều chi phí từ tiền học, sách vở, đồng phục, giày dép,…

“Dù lương không dư dả, nhưng làm cha mẹ, chúng tôi luôn cố gắng lo cho con thật đầy đủ để cháu bằng bạn bằng bè. Cho nên, nếu sinh thêm bé thứ 2 thì gia đình có thể sẽ chật vật hơn”, chị Chưa tâm sự.

Chị Chưa cũng cho biết thêm, với bé thứ nhất chị còn có thể yên tâm làm việc là nhờ có bên nội ngoại chăm sóc. Nhưng hiện tại, bà nội đã già yếu, nếu sinh thêm cháu thứ 2 sẽ không ai trông nom giúp, rồi cháu đầu cũng phải đưa đón đi học mỗi ngày. Đây là điều gây khó khăn cho chị mỗi khi nghĩ đến việc sinh thêm một bé.

zzz
Áp lực kinh tế, thời gian làm công nhân ngại sinh nhiều con. Ảnh: Mỹ Ly

Sinh 2 bé trai với chị Lê Hồng Diễm - công nhân tại KCN Trà Nóc (TP Cần Thơ) - đã là nhiều vì gánh nặng chi phí trong cuộc sống.

“Để yên tâm đi làm, tôi phải gửi 2 cháu cho ông bà nộingoại thay phiên nhau trông nom. Sáng rời nhà từ sớm đến chiều về tôi mới có thời gian ở gần các con. Những hôm làm thêm việc bên ngoài về trễ thì các con đã ngủ, tôi không nỡ đánh thức các cháu”, chị Diễm kể lại.

Càng thương con chị Diễm càng phải đi làm. Nhất là bây giờ kinh tế khó khăn, cháu nhỏ năm nay cũng bắt đầu đến trường, gánh nặng học phí nhân lên gấp đôi.

Không ai để gửi con, chị Lê Thị Xế - công nhân tại KCN Trà Nóc (TP Cần Thơ) - đã xin nghỉ việc gần 3 năm nay để ở nhà chăm con nhỏ. Chị chia sẻ, do nhà đơn chiếc, vợ chồng cùng đi làm, ông bà thì không đủ sức khỏe chăm cháu nên sinh con xong không bao lâu chị đã làm đơn xin nghỉ.

Nhiều chính sách hỗ trợ công nhân

Hiểu được khó khăn của công nhân lao động về vấn đề con cái, một số công ty đã có các chính sách hỗ trợ cho công nhân có con nhỏ.

Chị Xế cho biết, từ khi mang thai đến lúc sinh xong, công ty có các chính sách hỗ trợ như giảm thời gian làm, không cần tăng ca, được nghỉ thai sản,… Hiện tại, bé lớn của chị đã học cấp 2, do trường gần nhà nên không cần đưa đón. Cháu nhỏ cũng đã hơn 20 tháng, đợi cháu đủ tuổi chị sẽ tìm chỗ gửi con và xin đi làm lại. Bởi kinh tế khó khăn, chi phí sinh hoạt và nuôi 2 con không phải ít nên chị muốn có thêm đầu lương để trang trải, cho các con có cuộc sống đầy đủ hơn.

Nhận thấy khó khăn trong việc tìm kiếm nhà trẻ của công nhân, Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (TP Cần Thơ) đã cho xây dựng nhà trẻ trong khuôn viên của công ty. Nhà trẻ giữ trẻ từ 6 - 36 tháng tuổi; bé từ 6 - 12 tháng được miễn phí hoàn toàn, bé từ 12 tháng trở lên chỉ đóng tiền ăn.

“Đối với nhóm trẻ dưới 36 tháng tuổi, chúng tôi quan tâm rất chu đáo để các mẹ an tâm công tác. Chúng tôi cũng đang có kế hoạch nâng độ tuổi miễn phí tại nhà trẻ này”, ông Võ Thanh Hùng - Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang - cho biết.