Cặp vợ chồng già bật khóc vì nhà cháy, mất hết số tiền tiết kiệm cả đời

Cặp vợ chồng phải đối mặt với cú sốc lớn khi đám cháy thiêu rụi ngôi nhà cùng toàn bộ số tiền tiết kiệm cả đời của họ.

Theo báo Vietnamnet đưa tin, cặp vợ chồng vì quá đau lòng mà ng.ất ngay ở gần hiện trường, trong đống đổ nát, họ tìm thấy nhiều tờ tiền mệnh giá 1.000 Baht (hơn 740.000 đồng) ch.áy dở.

Ngôi nhà của vợ chồng ông Yom Boonjue bị ch:áy. Ảnh: MSN

Sự việc xảy ra vào sáng sớm 21/12 tại tỉnh Surin, Thái Lan. Ngọn lửa bùng lên trong ngôi nhà của cặp vợ chồng già, hủy hoại tất cả những gì họ đã tích cóp được trong suốt cuộc đời.

Nhận được tin, lực lượng cứu hỏa lập tức điều 5 xe chữa ch:áy đến hiện trường. Khi đến nơi, họ phát hiện ngọn lửa đã lan nhanh, bao trùm toàn bộ ngôi nhà hai tầng của cặp vợ chồng.

Một phần ngôi nhà làm bằng gỗ, còn lại là bê tông. Sau khoảng 30 phút, lực lượng cứu hỏa đã dập tắt được đám ch:áy nhưng thiệt hại quá lớn.

Vợ chồng ông Yom Boonjue (60 tuổi) và bà Yee Boonjue vì quá đau lòng mà ngất xỉu ở gần hiện trường.

Khi đám ch:áy được dập tắt, các nhân viên cứu hỏa và cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra hiện trường và phát hiện thấy không chỉ tài sản trong nhà mà cả tiền tiết kiệm của họ cũng bị thiêu hủy.

Trong đống đổ nát, họ tìm thấy nhiều tờ tiền mệnh giá 1.000 Baht (hơn 740.000 đồng) ch:áy dở.

Cặp vợ chồng cho biết họ đã cất giữ hơn 900.000 Baht (gần 670 triệu đồng) tiền mặt, cùng với một số heo đất có tiền mặt ở trong nhà. Đó là số tiền mà họ dành dụm suốt bao năm qua.

Ông Yom tiết lộ, ông định dùng tiền tiết kiệm để mua một chiếc máy kéo mới trị giá hơn 100.000 Baht (hơn 74 triệu đồng) cho gia đình. "Giờ đây, tất cả đều ch:áy hết rồi", ông ngậm ngùi nói.

Ông Yom kể lại, khi phát hiện ch:áy, ông vội vàng chạy vào nhà để tìm số tiền tiết kiệm. Tuy nhiên, chỉ có vợ ông biết chính xác nơi cất số tiền. Khi cố gắng tìm kiếm, ông bắt đầu thấy ngạt thở.

Trong lúc hoảng loạn, ông đã đập cửa sổ và nhảy ra ngoài. Ông may mắn giữ được tính mạng, chỉ bị thương ở tay.

Hiện các cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra nguyên nhân của đám ch:áy. Trong khi đó, cặp vợ chồng già phải đối mặt với tương lai bất định.

Trước đó, báo Tiền Phong từng có bài viết "Những dụng cụ hỗ trợ nên có trong nhà đề phòng c:háy n:ổ" để thông tin cho bạn đọc về các vật dụng cần trang bị để phòng trường hợp hỏa hoạn xảy ra.

Bạn nên trang bị những thứ hữu ích sau đề phòng xảy ra ch:áy n:ổ:

Nước
Nước là chất dùng để chữa cháy, có sẵn trong thiên nhiên, sử dụng đơn giản và chữa được nhiều đám cháy. Dùng nước chữa cháy có hai tác dụng:
Nước có khả năng thu nhiệt lớn, có tác dụng làm lạnh.
Nước bốc hơi tạo thành màng ngăn Ôxy với vật cháy, có tác dụng làm ngạt.
Tuy nhiên không dùng nước để chữa cháy các đám cháy kỵ nước, không dùng nước để chữa cháy xăng, dầu, khi đám cháy có điện thì phải tắt điện, sau đó mới thực hiện chữa cháy bằng nước.

Cát
Dùng cát để chữa cháy cũng phổ biến như dùng nước. Có tác dụng làm ngạt và khả năng làm ngưng trệ phản ứng cháy. Đối với chất lỏng cháy, cát còn có tác dụng ngăn cháy lan, dùng cát để đắp thành bờ.

Bọt chữa cháy
Bọt chữa cháy gồm hai loại dung dịch tạo bọt:
+ Dung dịch Suphát nhơm (Al2 (SO4), (ký hiệu A).
+ Dung dịch Natri hydrocacbonnát (NaHCO3) – (Ký hiệu B).
Bọt có tác dụng chữa các đám cháy chất lỏng như: xăng dầu – vì bọt nhẹ hơn nên nổi trên mặt chất cháy, chất liên kết tạo thành màng ngăn giữa chất cháy và Ôxy.

Bình chữa cháy mini:

Bình chữa cháy mini

Để phòng cháy chữa cháy khi sự cố cháy, nổ xảy ra, mỗi hộ gia đình nên trang bị ít nhất một bình chữa mini cháy để trong ngôi nhà của mình. Tuy nhiên, bình dạng CO2 có thể gây bỏng và rất nguy hiểm vì khí CO2 được nén có nhiệt độ -79oC nên khi dùng phải cầm đúng theo hướng dẫn (ghi trên bình), tránh để bọt tuyết xịt vào cơ thể. Bình chữa cháy an toàn khi nhiệt độ dưới 55oC nhưng trời nắng nóng, nhiệt độ trong xe có thể lên tới 70oC. Nhiệt độ tăng làm áp suất trong bình thay đổi và tự nổ nếu bình không có van an toàn hoặc van dỏm. Hầu hết các bình chữa cháy loại 1 lít từ Trung Quốc không có van này. Đặc biệt, cần lưu ý các chỗ tránh đặt bình: Dưới gầm ghế người lái (dễ cản trở chân ga, chân thắng), hốc để nước trên cánh cửa (dễ va đập, nguy cơ nổ khi có va chạm bên hông), mặt taplô, phía dưới kính sau của xe…

Thang dây:
Mua thêm thang dây để trong nhà. Khi xảy ra sự cố, bạn ó thể thả thang dây từ trên ban công xuống phía dưới nhà để thoát nạn.

Mặt nạ dưỡng khí
Đối với các gia đình sống tại các tòa chung cư cao tầng nên sắm vài chiếc mặt nạ dưỡng khí để phòng tránh những trường hợp xấu khi có quá nhiều khói độc mà chưa "thoát thân" được.

Kìm, xà beng
Các hộ gia đình cần thiết phải có kìm ( để cắt lưới bảo vệ an toàn ngoài ban công ở chung cư) và xà beng( đối với hộ gia đình). Trong trường hợp không mở được khóa ban công hoặc sân thượng thì dùng xà beng phá cửa để thoát ra ngoài.

Chăn chữa cháy
Chăn dùng trong chữa cháy thường là loại làm bằng sợi cotton (thường là chăn chiên), dễ thấm nước, có kích thước thông thường là (2 x 1,5)m hoặc (2 x 1,6)m.

Khi phát hiện ra cháy cần nhúng chăn vào nước để nước thấm đều lên mặt chăn rồi chụp lên đám cháy để ngăn cách đám cháy với môi trường bên ngoài (tác dụng làm ngạt), không cho ôxy của môi trường vào vùng cháy. Sở dĩ phải nhúng chăn vào nước trước khi chữa cháy là để sợi bông nở ra làm tăng độ kín trên bề mặt chăn, hơn nữa khi chăn được thấm nước sẽ có tác dụng làm giảm nhiệt độ của đám cháy dẫn đến đám cháy bị dập tắt.

Khi dập lửa, hai tay cầm chắc hai góc tấm chăn, giơ cao lên phía trước che mặt rồi nhanh chóng phủ kín đám cháy, đám cháy sẽ được dập tắt.