Bắt 2 đối tượng buôn lậu thuốc làm chín sầu riêng, trị giá gần 100 tỷ đồng

Sáng 9/5, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, vừa khởi tố 2 đối tượng về tội Buôn lậu với số tiền giao dịch, mua bán lên đến gần 100 tỷ đồng.

Ngày  09/05/2025, Công an đưa tin "Bắt 2 đối tượng buôn lậu thuốc làm chín sầu riêng, trị giá gần 100 tỷ đồng". Nội dung chính như sau: 

Hai đối tượng bị khởi tố là Nguyễn Thái Nguyên (SN 1983, trú ấp Hội Lễ, xã Hội Xuân, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) và Trần Văn Ngọ (SN 1980, trú thôn 5, xã Hà Linh, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh).

Theo tài liệu của cơ quan Công an, vào năm 2022, Nguyên tìm hiểu và móc nối với Ngọ để mua bán các loại thuốc nhúng sầu riêng, thuốc bảo vệ thực vật tại Thái Lan vận chuyển về Việt Nam để bán kiếm lời thì Ngọ đồng ý.

Đối tượng Nguyễn Thái Nguyên và Trần Văn Ngọ

Sau đó, cả hai thỏa thuận cách thức liên lạc với nhau qua số điện thoại và mạng xã hội Telegram để trao đổi, thống nhất đặt mua hàng hóa và thanh toán bằng giao dịch chuyển khoản thông qua tài khoản ngân hàng.

Dựa theo các yêu cầu của Nguyên về việc đặt mua hàng hóa, Ngọ liên hệ 1 công ty ở Thái Lan để mua rồi đóng gói, kí hiệu hàng hóa, vận chuyển số hàng hóa này vượt biên thông qua đường tiểu ngạch về Việt Nam cho Nguyên.

Đến ngày 31/7/2024, khi Nguyên đang cùng với người làm thuê bốc xếp hàng hóa từ căn nhà tại Khu đô thị Ecocity Premia, phường Tân An, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk lên ô tô tải để chuẩn bị giao hàng cho khách thì bị lực lượng Công an bắt quả tang.

Tang vật vụ án

Kiểm tra trên xe và căn nhà, Công an phát hiện 293 thùng giấy carton, bên trong chứa 3.536 sản phẩm, gồm chai, can, thùng, gói các loại, đều dán nhãn, dập in chữ nước ngoài, không dán tem, nhãn phụ thể hiện nguồn gốc xuất xứ. Trong đó, có 257 thùng là Nguyên mua từ Thái Lan về Việt Nam thông qua Ngọ với mục đích buôn bán kiếm lời.

Qua quá trình định giá tài sản của 293 thùng hàng hóa đựng 3.536 sản phẩm này là thuốc dùng để làm chín, phòng ngừa bệnh và bảo quản trái sầu riêng, không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ có giá trị gần 924 triệu đồng. 

Với các tài liệu của lực lượng Công an thu thập được, trong quá trình buôn lậu, Nguyên và Ngọ đã thực hiện 80 lần giao dịch, mua bán từ năm 2023 đến tháng 7/2024 với số tiền hơn 97 tỷ đồng.

Hiện Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an tỉnh Đắk Lắk đang hoàn tất hồ sơ để xử lý các đối tượng theo đúng quy định của pháp luật.

Ngày 21/4/2025, báo Vietnamnet đã đăng tải bài viết với tiêu đề: "Vụ sản xuất thuốc giả giao dịch hơn 200 tỷ: 'Lộ' nữ 9X từng bị phạt". Nội dung như sau:

Liên quan đến đường dây sản xuất thuốc giả quy mô toàn quốc vừa bị triệt phá, Công an tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố 14 đối tượng để điều tra về hành vi “Buôn bán hàng giả là thuốc phòng, thuốc chữa bệnh”.

Được biết, trong số 14 đối tượng bị khởi tố, có Dương Thị Oanh (SN 1992, trú số nhà 62 đường Chu Văn An, phường Trường Thi, TP Thanh Hóa) trước đó đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành xử phạt hành chính trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc.

491996314 8944045849030402 1524921599529685614 n 38345.jpg
Sản phẩm thuốc giả cơ quan chức năng thu giữ được. Ảnh: CACC

Cụ thể, đầu tháng 4/2025, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng đã ký quyết định xử phạt đối với bà Dương Thị Oanh về hành vi kinh doanh hàng hóa là thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, số tiền 70 triệu đồng.

Ngoài ra, bà Oanh còn bị xử phạt 25 triệu đồng với hành vi vi phạm không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, theo quy định.

Trước đó, như VietNamNet đã đưa tin, qua công tác nắm tình hình trên không gian mạng, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Thanh Hóa đã phát hiện trên địa bàn TP Thanh Hóa và một số địa phương khác có nhóm đối tượng có dấu hiệu nghi vấn sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh.

untitled1 38346.jpg
Một cơ sở sản xuất thuốc giả. Ảnh: CACC

Tiến hành lập chuyên án để đấu tranh, chỉ trong thời gian ngắn, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh đã thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ và khám xét khẩn cấp 6 địa điểm là nơi sản xuất, làm việc, cất giấu hàng hóa của các đối tượng trên địa bàn TP Hà Nội, TPHCM và các tỉnh Vĩnh Phúc, Hưng Yên, An Giang, Đồng Tháp. 

Qua khám xét, lực lượng chức năng thu giữ 21 loại thuốc tân dược, thuốc chữa xương khớp giả và nhiều máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất. Tổng khối lượng thuốc tân dược giả và nguyên liệu để làm thuốc là gần 10 tấn.

491523482 8944047002363620 7705620483641991710 n 38347.jpg
Các đối tượng bị trong đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả. Ảnh: CACC

Theo kết quả điều tra ban đầu, nhóm đối tượng do Nguyễn Tiến Đạt (SN 1991, trú tại quận Thanh Xuân, Hà Nội) cầm đầu đã câu kết với nhóm của Trịnh Doãn Giáo (SN 1985, trú tại quận Bình Tân, TPHCM) để sản xuất, buôn bán thuốc giả.

Tại cơ quan công an, các đối tượng khai nhận, từ năm 2021 đến khi bị bắt, đã bán ra thị trường số lượng lớn thuốc giả, thu lời bất chính gần 200 tỷ đồng.

Xét nghiệm nhóm các loại thuốc đông y giả thu giữ được, kết quả ban đầu, phát hiện nhóm thuốc đông y giả (chữa các bệnh về xương khớp) chứa hàm lượng lớn thuốc giảm đau. 

Riêng nhóm thuốc tây y giả chưa phát hiện dược tính độc hại nhưng không có dược tính kháng sinh để chữa bệnh như hướng dẫn sử dụng in trên bao bì.

Các đối tượng sản xuất, buôn bán thuốc giả đã mua nguyên liệu là các loại tinh bột, chất kết dính, phụ gia trong y dược, than tre, chất tạo màu… để tự pha trộn, đóng gói thành thuốc chữa bệnh.

Đáng chú ý, trong 14 nghi phạm đã bị Công an tỉnh Thanh Hóa bắt giữ, không có người nào có trình độ, chuyên môn về sản xuất thuốc.

Hiện vụ việc đang tiếp tục được cơ quan công an mở rộng điều tra.