Bé trai 8 tuổi nhập viện do chóng mặt và tử vong 3 giờ sau đó, bác sĩ chỉ ra sai lầm nghiêm trọng mà nhiều bậc cha mẹ đang mắc phải khi dạy dỗ con cái
Việc dùng bạo lực để dạy dỗ con sẽ tác động xấu đến tâm hồn và thể chất của trẻ. Thay vào đó, các bậc cha mẹ nên dành thời gian nhiều hơn và tự mình làm gương cho con cái mới là phương pháp giáo dục đúng đắn.
Tổ quốc đưa tin "Bé trai 8 tuổi nhập viện do chóng mặt và tử vong 3 giờ sau đó, bác sĩ chỉ ra sai lầm nghiêm trọng mà nhiều bậc cha mẹ đang mắc phải khi dạy dỗ con cái". Nội dung chính như sau:
Việc dùng bạo lực để dạy dỗ con sẽ tác động xấu đến tâm hồn và thể chất của trẻ. Thay vào đó, các bậc cha mẹ nên dành thời gian nhiều hơn và tự mình làm gương cho con cái mới là phương pháp giáo dục đúng đắn.
Trong thời đại công nghệ hiện nay, việc trẻ em tiếp cận với chiếc điện thoại là vô cùng dễ dàng. Bởi khối lượng công việc ngày càng tăng và quỹ thời gian dần trở nên eo hẹp khiến nhiều bậc cha mẹ không còn cách nào khác đành phải "giao phó" con mình cho chiếc điện thoại thông minh. Vô tình dẫn đến việc các bé nghiện điện thoại và không tập trung vào học tập cũng như những hình thức vui chơi giải trí lành mạnh khác. Đây là vấn đề mà hầu hết các bậc làm cha làm mẹ đang đau đầu.
Ảnh minh họa
Tác hại của việc nghiện điện thoại ở trẻ là không ít, ngoài ra những câu chuyện bên lề chiếc điện thoại khiến các bậc phụ huynh nên cân nhắc về phương pháp dạy con của mình.
1. Bé trai 8 tuổi nhập viện do chóng mặt và qua đời 3 giờ sau đó
Theo Alobouwang, gần đây, một câu chuyện đau lòng đã xảy ra khiến nhiều người không khỏi xót xa tại Trung Quốc. Một cặp vợ chồng ôm đứa con trai vội vàng chạy vào bệnh viện. Họ nhìn quanh với vẻ mặt hốt hoảng nhưng không biết phải làm gì. Các y tá thấy vậy nhanh chóng chạy tới hỏi thăm tình hình. Người đàn ông bế bé trai nói rằng con anh bị ngất xỉu và cần phải điều trị càng sớm càng tốt.
Lúc này, cô y tá vội vàng đi tìm bác sĩ để khám bệnh cho đứa bé. Cháu bé bị chấn thương nội sọ, cần được cấp cứu kịp thời. Tuy nhiên, thật đáng tiếc, bé trai đã tử vong 3 giờ sau đó dù đã được các nhân viên y tế tận tình cứu chữa.
Nhận được tin con mất, người chồng rất kích động, anh đã bật khóc và sa sút tinh thần. Người vợ ở bên cạnh không thể chấp nhận được kết quả này, tự trách móc và đánh bản thân trong tuyệt vọng. Chứng kiến cảnh tượng thương tâm này, các nhân viên y tế đã lần lượt đến an ủi đôi vợ chồng, mong họ sớm có thể vượt qua nỗi đau.
Ảnh minh họa
Sau khi tâm trạng của họ nguôi ngoai một chút, người mẹ mới kể đầu đuôi câu chuyện rằng do con trai ở nhà không chịu làm bài tập mà cứ nghịch điện thoại, không nghe lời mẹ. Trong lúc tức giận, cô đã không kiềm chế được mà đánh mạnh vào đầu con, khiến con choáng váng và ngất đi.
Sau khi nghe qua câu chuyện, bác sĩ nhận thấy rằng đây thực sự là điều mà nhiều bậc cha mẹ đang làm, việc này sẽ gây ra rất nhiều nguy hiểm cho cơ thể của trẻ nhỏ. Họ cần phải xem xét lại phương pháp dạy con mang tính bạo lực này.
2. Giáo dục trẻ nhiều hơn hay là tự mình làm gương
Người ta thường nói: "Dưỡng bất giáo; Phụ chi quá" (nuôi con mà chẳng dạy dỗ, ấy là lỗi của người cha). Điều này không có nghĩa là tất cả các lỗi và vấn đề của con cái đều đổ lỗi cho bố mẹ. Tuy vậy, chúng ta nên xem xét kỹ càng hơn các phương pháp của cha mẹ trong việc giáo dục con cái, điều đó có thể giải quyết tốt hơn những vấn đề còn vướng mắc của trẻ.
Khi trẻ đang trong giai đoạn phát triển sẽ bắt chước cách sống và hành vi của cha mẹ, qua đó cha mẹ có thể nhận ra những vấn đề trong chính bản thân mình. Trên thực tế, cha mẹ được coi là tấm gương phản chiếu của con trẻ. Vì vậy, nếu muốn con học được điều hay, cha mẹ nên làm gương cho con.
Ảnh minh họa
Đa số phụ huynh hay phàn nàn rằng trẻ nhỏ khó dạy bảo nhưng rồi lại mải mê với công việc mà quên đi việc tìm hiểu nguyên do là gì.
Cuộc sống hiện đại khiến người lớn tiếp xúc với điện thoại nhiều hơn, vì công việc hay cũng có thể để giải trí. Khi một đứa trẻ muốn nói chuyện với bạn, muốn bạn chơi trò chơi cùng, hay chỉ đơn giản là chia sẻ về điều gì đó thú vị, thì bạn lại đang cặm cụi vào chiếc điện thoại trên tay và đáp lại một cách lơ đãng. Nếu điều đó xảy ra thường xuyên, một cách vô hình, trẻ có thể học theo và nghĩ đó là hành vi phù hợp. Khi nghiện điện thoại, trẻ sẽ không còn hứng thú giao tiếp với cha mẹ, và việc bạn muốn con nghe lời sẽ trở nên khó khăn hơn.
Hầu hết chúng ta sẽ muốn con mình ngoan ngoãn, tử tế. Nhưng đôi khi, chỉ nói con nghe về những giá trị và trách nhiệm thôi là chưa đủ. Chúng ta phải cho con thấy được hành động. Bản thân nên là tấm gương sáng để con cái noi theo.
Thường xuyên quan tâm, chia sẻ với con là cách tốt nhất để việc giáo dục con cái. Cha mẹ nên dành nhiều thời gian để ở bên các con, đồng thời hãy để con dần dần khôn lớn thay vì ép lớn nhanh.
Dù trong lúc dạy con, bạn tức giận thế nào cũng không nên sử dụng bạo lực như một cách để dạy trẻ. Bởi trong trường hợp nào, đòn roi chưa bao giờ là một phương thức thể hiện tình yêu con cả. Những trận đánh không chỉ gây ra nỗi đau về thể xác mà còn để lại những hậu quả nghiêm trọng đến tinh thần của trẻ về sau.
Ngày 05/03/2025, Thanh nien Việt đưa tin "8 căn bệnh cha mẹ sẽ di truyền cho con cái: Nếu không mắc bệnh nào sau đây, chúc mừng bạn có một thế hệ sau khoẻ mạnh!". Nội dung chính như sau:
1. Tăng huyết áp - "sát thủ vô hình" âm thầm
Căn bệnh tăng huyết áp được ví như "sát thủ vô hình" gây ra những cơn đau đầu đột ngột. Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, khả năng di truyền bệnh tăng huyết áp không hề thấp, với xác suất khoảng 30%-50%. Nếu cả cha và mẹ đều bị huyết áp cao, nguy cơ mắc bệnh của con cái thậm chí còn cao hơn.
Để phòng tránh căn bệnh này, trong cuộc sống hằng ngày, bạn nên tuân thủ chế độ ăn thức ăn nhẹ, ít muối, ra ngoài thường xuyên hơn, giãn cơ và xương, đo huyết áp thường xuyên, phát hiện và kiểm soát sớm, không để huyết áp cao ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ.
2. Bệnh tiểu đường: Một căn bệnh của sự giàu có cũng có tính di truyền
Bệnh tiểu đường cũng là một căn bệnh khó chữa, đặc biệt là bệnh tiểu đường loại 2, có tính di truyền cao. Nếu cả bố và mẹ đều mắc bệnh tiểu đường, nguy cơ mắc bệnh của con cái cao gấp 15-20 lần so với người bình thường! Bệnh tiểu đường chủ yếu là do vấn đề về tiết insulin hoặc hoạt động của insulin. Do vậy, bạn phải kiểm soát chế độ ăn uống, ăn ít đồ ngọt, ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, duy trì cân nặng, kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên và đừng để bệnh tiểu đường "tấn công".
3. Bệnh tim mạch vành: rào cản đối với sức khỏe tim mạch
Bệnh tim mạch vành là căn bệnh nguy hiểm, khả năng di truyền không thấp, từ 30% đến 50%. Nếu cha mẹ mắc bệnh tim mạch vành, chúng ta cũng phải cẩn thận. Nguyên nhân chính gây ra bệnh tim mạch vành là do xơ cứng mạch máu. Chúng ta nên chú ý đến chế độ ăn uống lành mạnh, ăn ít đồ ăn nhiều dầu mỡ, ăn nhiều rau và trái cây, bỏ thuốc lá và hạn chế rượu bia, kiểm tra tim thường xuyên và bảo vệ tim.
4. Hen suyễn: "bệnh di truyền" khiến người bệnh khó thở
Hen suyễn là căn bệnh rất đau đớn khi lên cơn và khả năng di truyền bệnh hen suyễn không hề thấp. Nếu một trong hai cha mẹ bị hen suyễn, khả năng con cái mắc bệnh là 30%-50%. Nếu cả hai cha mẹ đều bị hen suyễn, khả năng thậm chí còn cao hơn, lên tới 80%! Hen suyễn chủ yếu là do dị ứng đường hô hấp. Chúng ta nên chú ý tránh các chất gây dị ứng như mạt bụi và phấn hoa, giữ không khí trong nhà trong lành, kiểm tra chức năng phổi thường xuyên, đặc biệt là trong những mùa độ ẩm cao.
5. Ung thư vú - "kẻ thù số 1" của phụ nữ
Ung thư vú là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho phụ nữ và khả năng di truyền là từ 5% đến 10%. Nếu mẹ hoặc chị gái bị ung thư vú, nguy cơ mắc bệnh của chúng ta thậm chí còn cao hơn. Ung thư vú chủ yếu là do đột biến gen gây ra. Chúng ta nên chú ý tự kiểm tra vú, khám vú định kỳ, phát hiện và điều trị sớm, đừng để ung thư vú "tìm thấy" chúng ta.
6. Bệnh Alzheimer: căn bệnh di truyền gây ra chứng hay quên
Bệnh mất trí nhớ ở người già, còn được gọi là bệnh Alzheimer, cũng có xác suất di truyền không hề thấp, khoảng 50%! Nếu cha mẹ chúng ta mắc bệnh Alzheimer, chúng ta cũng nên cẩn thận. Bệnh Alzheimer chủ yếu là sự thoái hóa của các dây thần kinh não. Do vậy, ngay từ khi còn trẻ, chúng ta cần luyện tập nhiều bài tập sử dụng não bộ nhiều hơn, duy trì các hoạt động xã hội và kiểm tra sức khỏe não thường xuyên để ngăn ngừa bệnh Alzheimer.
7. Béo phì: Thừa cân có tính di truyền trong gia đình
Béo phì là một vấn đề nan giải, với khả năng di truyền từ 40% đến 70%! Nếu cả bố và mẹ đều béo phì, nguy cơ mắc bệnh của chúng ta thậm chí còn cao hơn. Béo phì chủ yếu là do tỷ lệ trao đổi chất thấp. Để ngăn ngừa căn bệnh này, chúng ta nên kiểm soát chế độ ăn uống, tập thể dục nhiều hơn, duy trì cân nặng khỏe mạnh ngay từ khi còn trẻ.
8. Cận thị: Căn bệnh về mắt phổ biến
Cận thị là một vấn đề rất khó chịu. Ngày nay, ngày càng nhiều trẻ em đeo kính. Trên thực tế, điều này cũng liên quan đến di truyền. Nếu cả bố và mẹ đều bị cận thị nặng (trên 6 đi-ốp), thì khả năng chúng ta mắc chứng cận thị có thể lên tới 90%! Ngay cả khi chỉ có một trong hai bố mẹ bị cận thị, nguy cơ mắc cận thị của chúng ta vẫn cao hơn người bình thường từ 2 đến 3 lần.
Vì vậy, chúng ta phải chú ý bảo vệ mắt ngay từ khi còn nhỏ, hạn chế thời gian sử dụng điện thoại di động, máy tính, tăng cường hoạt động ngoài trời, đảm bảo tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên ít nhất 120 phút mỗi ngày và đừng để cận thị trở thành nỗi "ám ảnh".