Chính thức từ 1/7/2025, mọi thẻ ATM dạng này đều bị ngân hàng ngừng giao dịch
Theo quy định của Ngân hàng nhà nước thì từ 1/7/2025 các loại thẻ ATM này sẽ không được hỗ trợ giao dịch nhằm đảm bảo quyền lợi khách hàng và bảo mật cho chủ thẻ.
Ngày 10/05/2025 Thời báo VHNT đưa tin "Chính thức từ 1/7/2025, mọi thẻ ATM dạng này đều bị ngân hàng ngừng giao dịch". Nội dung chính như sau:
Thẻ ATM là một loại thẻ tạo điều kiện cho khách hàng giao dịch khi ngân hàng đã hết giờ hành chính, mang lại nhiều thuận tiện cho khách hàng. Tuy nhiên công nghệ bảo mật của loại thẻ ATM cũng thay đổi theo thời gian nên người dân cần chú ý.
Nhiều ngân hàng thông báo ngừng giao dịch thẻ ATM dạng từ
Gần đây nhiều ngân hàng đã ra thông báo tới khách hàng về việc ngừng giao dịch các loại thẻ AMT công nghệ từ từ ngày 1/7/2025. Theo đó các thẻ ATM gồm thẻ chỉ có dải từ và thẻ kết hợp dải từ với chip (kể cả thẻ chip không tiếp xúc – contactless) đều sẽ không còn được chấp nhận trong các giao dịch. Đây là bước đi quan trọng nhằm tăng cường tính bảo mật và giảm thiểu rủi ro trong thanh toán không dùng tiền mặt.

Theo kế hoạch của Ngân hàng Nhà nước, tất cả các ngân hàng thương mại sẽ phải hoàn tất quá trình ngừng sử dụng thẻ từ và chuyển đổi hoàn toàn sang thẻ chip nội địa trong năm 2025. Việc tuân thủ đúng lộ trình không chỉ đảm bảo quyền lợi của khách hàng mà còn góp phần vào việc phát triển hạ tầng thanh toán hiện đại và an toàn cho toàn ngành ngân hàng.
Khách hàng cần kiểm tra loại thẻ đang sử dụng
Ngân hàng khuyến nghị khách hàng chủ động kiểm tra loại thẻ mình đang sử dụng. Nếu thẻ chỉ có dải từ và không tích hợp chip, cần sớm đến các điểm giao dịch hoặc sử dụng ứng dụng ngân hàng để chuyển đổi sang thẻ chip nội địa. Với những thẻ đã có chip, khách hàng có thể tiếp tục sử dụng bình thường mà không cần đổi thẻ mới.
Vì sao cần chuyển đổi sang thẻ ATM gắn chip?
Thẻ ATM gắn chip sử dụng công nghệ bảo mật cao hơn nhiều so với thẻ từ. Trong các giao dịch, thông tin trên thẻ chip được mã hóa và tạo ra mã giao dịch duy nhất, giúp ngăn chặn việc sao chép, giả mạo thẻ, từ đó bảo vệ người dùng trước các rủi ro như gian lận hoặc đánh cắp thông tin.

Việc chuyển đổi này đã được nhiều ngân hàng triển khai từ những năm trước và hiện nay vẫn đang tiếp tục được đẩy mạnh trong toàn hệ thống.
Làm cách nào để đổi sang thẻ ATM gắn chip?
Theo khuyến cáo của một số ngân hàng, người dùng có thể thực hiện đổi sang thẻ chip thông qua ứng dụng của ngân hàng hoặc tới trực tiếp các quầy giao dịch để nhân viên hỗ trợ.
Người dân trong quá trình thực hiện chuyển đổi cần chú ý tránh bị kẻ gian lừa đảo: Không thực hiện làm theo các cuộc điện tự xưng là nhân viên ngân hàng, không làm theo thao tác của họ. Nếu không thực hiện được trên app hãy trực tiếp tới quầy giao dịch, tránh nhờ người lạ thao tác trên ứng dụng, không cung cấp mật khẩu, mã Pin...
Không đổi thẻ ATM từ sang chip sẽ gặp sự cố gì?
Khi khách hàng không thực hiện đổi thẻ ATM theo quy định thì ngân hàng có thể ngừng giao dịch,đóng toàn bộ thẻ ghi nợ nội địa chưa chuyển đổi sang thẻ chip và có thể gián đoạn các giao dịch như:
- Gửi/Rút tiền tại ATM/CDM.
- Thanh toán tại Đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ.
- Thực hiện các giao dịch tại ATM/CDM ngân hàng khác.
Bởi vậy người dùng thẻ ATM nên chú ý, đặc biệt những ai còn dùng thẻ có dải băng từ màu đen ngang thẻ. Việc chuyển đổi nhằm tránh việc gián đoạn giao dịch và còn giúp bảo mật tốt hơn cho tài khoản của bạn, tránh bị kẻ gian tấn công xâm phạm tài khoản.
Theo báo Người đưa tin ngày 21/4 có bài Thay mới thẻ ATM cũ, người phụ nữ phát hiện tài khoản có thêm 1,7 tỷ đồng, ngân hàng khẳng định: Sao kê không tìm thấy người đã chuyển khoản nhầm? Nội dung như sau:
Năm 2018, bà Trương (Trịnh Châu, Trung Quốc) đến ngân hàng để rút tiền lương hưu. Vì không quen quy trình của vận hành của máy ATM nên bà thường đến thẳng quầy giao dịch để nhờ hỗ trợ. Tuy nhiên, vì thẻ ngân hàng đã quá cũ, nên giao dịch viên đề xuất bà nên thay mới. Trước đề xuất này, người phụ nữ đồng ý.
Sau khi có thẻ mới, bà Trương yêu cầu nhân viên ngân hàng rút hết tiền trong thẻ để đi siêu thị ngay sau đó. Tuy nhiên, người này từ chối yêu cầu và cho rằng mọi giao dịch rút số tiền lớn cần phải báo trước.
Điều này khiến bà vô cùng bối rối. Bà đặt câu hỏi tại sao phải đặt lịch hẹn trong khi chỉ rút số tiền lương hưu vỏn vẹn 1.800 NDT (khoảng 6 triệu đồng).
Bà Trương đến ngân hàng thực hiện giao dịch
Đến lúc này, nhân viên ngân hàng cho biết hiện tài khoản ngân hàng của bà có đến 500.000 NDT (khoảng 1,7 tỷ đồng). Nếu muốn rút toàn bộ số tiền này, ngân hàng yêu cầu bà phải đặt lịch trước.
Nghe đến đây, bà Trương không khỏi bất ngờ. Bà cho rằng nhân viên đang nói đùa. Bởi thẻ ngân hàng này thường được dùng để lĩnh lương hưu của hai vợ chồng bà. Nên thẻ có bao nhiêu tiền, bà đều nắm rõ. Việc xuất hiện 500.000 NDT trong tài khoản là điều bất thường. Người phụ nữ yêu cầu nhân viên ngân hàng kiểm tra lại xem có ai chuyển khoản nhầm không. Sau khi kiểm tra hệ thống, nhân viên xác nhận không có gì bất thường. Thậm chí người này còn khẳng định: “Số tiền này là của bà, do chính bà gửi vào, lẽ nào bà quên rồi sao?”
Trước nghi ngờ của nhân viên ngân hàng, bà Trương khẳng định trí nhớ của mình vẫn rất tốt. Bà chưa từng gửi số tiền lớn như vậy vào tài khoản. Tuy nhiên, nhân viên ngân hàng khuyên bà nên về nhà hỏi người thân xem có ai đã bí mật gửi tiền vào tài khoản mà quên báo hay không.
Nguồn gốc số tiền được làm rõ
Nghe theo yêu cầu, bà Trương về kể lại sự việc cho ông xã. Ban đầu, chồng bà không tin, tưởng rằng vợ nói đùa. Song đến khi thấy bà Trương khẳng định chắc chắn, ông bắt đầu cảm thấy có điều gì không ổn.
Ông yêu cầu bà Trương nên gọi điện cho con trai để kiểm tra. Tuy nhiên người con khẳng định không gửi số tiền lớn như vậy. Sự việc kỳ lạ khiến con trai bà vội từ thành phố về nhà để làm rõ. Anh đưa bà Trương đến cây ATM để kiểm tra số dư trong thẻ. Kết quả cho thấy tài khoản ngân hàng của bà có đến 500.000 NDT đúng như lời của nhân viên ngân hàng.
Con trai bà Trương thử rút một số tiền từ thẻ ATM này. Anh bất ngờ khi thấy tiền được trả ra. Bởi ban đầu anh nghĩ số tiền trong tài khoản chỉ là số ảo, không thể rút được.
Không yên tâm giữ số tiền này trong tài khoản mà không rõ nguồn gốc, ngay ngày hôm sau, bà Trương và con trai tiếp tục đến ngân hàng. Ngân hàng nghi ngờ có sự nhầm lẫn nên quyết định kiểm tra camera an ninh và sao kê tài khoản của bà Trương để tìm ra sự thật.
Sau khi xem xét kỹ camera, nhân viên thấy có đoạn hình ảnh cho thấy bà Trương đã đích thân mang tiền mặt đến đến ngân hàng để gửi. Sao kê tài khoản cũng không tìm thấy bất kỳ giao dịch chuyển khoản nào từ tài khoản khác sang tài khoản của bà Trương. Từ đây, nhân viên ngân hàng loại trừ khả năng chuyển khoản nhầm và một lần nữa khẳng định số tiền này thuộc về bà.
Mặc dù, sự thật đã rõ ràng nhưng bà Trương vẫn không thể nhớ nổi mình đã gửi số tiền lớn như vậy. Lúc này, chị gái bà Trương cho biết trí nhớ của bà đã không tốt trong những năm trở về đây. Bà thường xuyên quên việc này việc kia, và điều đáng nói là bà còn quên cả việc mình từng làm.
Sau khi xem sao lại sao kê, con trai bà Trương nhận ra thời điểm mẹ gửi tiền trùng với thời điểm anh về quê thăm gia đình. Anh này cho biết ít có thời gian về thăm nhà. Song mỗi lần về, anh thường biếu bố mẹ khoản tiền lớn. Thay vì bỏ ra để chi tiêu, bà Trương thường dành dụm và gửi tiết kiệm ngay sau đó. Dần dần, khoản tiền này tích luỹ thành 500.000 NDT mà người phụ nữ này không hề hay biết.
Cuối cùng, bà Trương thừa nhận trí nhớ của mình thực sự ngày càng kém đi trong những năm gần đây. Nên có thể bà quên mất việc từng gửi tiết kiệm. Nhận ra do bản thân đã gây rắc rối cho nhân viên ngân hàng nên người phụ nữ đã nhanh chóng xin lỗi ngay sau đó.