Đà Nẵng đoạt giải ‘thành phố thông minh’ Việt Nam

Đà Nẵng được công nhận cùng lúc ở nhiều hạng mục: Thành phố Điều hành, quản lý thông minh (IOC), Thành phố hấp dẫn Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và Thành phố Quản lý môi trường thông minh, xanh, sạch.

Ngày 3/12/2024 Tuổi trẻ online đưa tin "Đà Nẵng đoạt giải ‘thành phố thông minh’ Việt Nam" với nội dung như sau:

Đại diện thành phố Đà Nẵng nhận giải thưởng Thành phố thông minh 2024 - Ảnh: SONG HÀ

Không chỉ nhận giải thưởng cao nhất Giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam 2024thành phố Đà Nẵng còn giành chiến thắng áp đảo ở giải thưởng này khi đồng thời nhận ba danh hiệu: Thành phố Điều hành, quản lý thông minh (IOC), Thành phố hấp dẫn Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và Thành phố Quản lý môi trường thông minh, xanh, sạch.

Các giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam 2024 được trao chiều 3-12 tại Hà Nội trong khuôn khổ hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - châu Á 2024.

Không chỉ dẫn đầu trong việc quản lý và điều hành thông minh với Trung tâm IOC với tỉ lệ dịch vụ công trực tuyến toàn trình cao nhất cả nước đạt 95% (trung bình tỉnh thành 55%); tỉ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến toàn trình là 65% (trung bình tỉnh thành 17%); Đà Nẵng được công nhận là hình mẫu trong quản lý môi trường thông minh với 36 trạm quan trắc kết nối trực tiếp đến thiết bị di động, hệ thống xử lý nước thải với tổng công suất 33.700m3/ngày đêm. 

Trong đổi mới sáng tạo, Đà Nẵng trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà khởi nghiệp với gần 9.000 doanh nghiệp mới thành lập từ 2022-2023; tổ chức thành công Hội thảo quốc tế đầu tư mạo hiểm và thiên thần Đà Nẵng năm 2024 - DAVAS 2024, thu hút 30 dự án tham gia gọi vốn và kết nối 1:1 với các nhà đầu tư, quỹ đầu tư.

Giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam được tổ chức lần đầu tiên năm 2020 và trở thành hoạt động thường niên của VINASA, nhằm tôn vinh những địa phương, tổ chức và doanh nghiệp tiên phong, tiêu biểu trong hành trình xây dựng đô thị thông minh.

Tìm sáng kiến xây dựng thành phố thông minhKhởi động thành phố thông minh tỉ đô phía bắc Hà Nội, sẽ xây tòa tháp 108 tầngTrung tâm IOC Đà Nẵng góp phần xây dựng thành phố thông minh

Giải thưởng năm nay tôn vinh các thành phố không ngừng cải thiện, tiên phong ứng dụng công nghệ để thông minh hóa đô thị.

Thành phố Hà Nội được ghi nhận về sự tiên phong đổi mới dịch vụ công và hạ tầng thông minh với danh hiệu Thành phố Dịch vụ công thông minhThành phố Hạ tầng thông minh.

TP.HCM, đầu tàu kinh tế năng động của cả nước và thành phố Thủ Đức, thành phố Tây Ninh là những "ngôi sao đang lên" cùng được vinh danh tại hạng mục Thành phố Điều hành, quản lý thông minh (IOC).

Đây là các thành phố đang không ngừng mở rộng hệ sinh thái đô thị thông minh, khuyến khích và đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ tiên tiến, phục vụ mọi mặt đời sống cho dân cư.

Thành phố Cao Lãnh năm đầu tiên tham gia giải thưởng đã đoạt danh hiệu Thành phố Giáo dục thông minhkhi triển khai thành công nền tảng quản trị nhà trường tích hợp không gian làm việc số tới 100% cơ sở giáo dục và triển khai phần lớn các hoạt động của các cơ sở giáo dục trên môi trường mạng.

Bên cạnh giải thưởng trao cho các thành phố tiêu biểu, Giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam 2024 cũng được trao cho một số giải pháp công nghệ xanh và giải pháp công nghệ số cho thành phố thông minh.

Bảo mật, an toàn thông tin là một lĩnh vực được các chuyên gia đặc biệt quan tâm trong xây dựng thành phố thông minh, xây dựng cơ sở dữ liệu của các thành phố thông minh - Ảnh: SONG HÀ

Trong khuôn khổ lễ trao Giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam 2024, VINASSA cũng trao Giải thưởng Sáng tạo tương lai (VietFuture) - Giải thưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo dành cho các sinh viên.

"VietFuture Awards không chỉ là cầu nối đưa các ý tưởng và dự án xuất sắc của sinh viên đến gần hơn với doanh nghiệp và thị trường, mà còn là bệ phóng giúp các tài năng trẻ phát triển và thể hiện khả năng khởi nghiệp & sáng tạo. 

Giải thưởng là cơ hội để các bạn giao lưu, học hỏi, kết nối với chuyên gia, nhà đầu tư, từ đó nhận được sự hỗ trợ cần thiết để hiện thực hóa các dự án của mình. VietFuture Awards cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng khởi nghiệp, tạo ra những giá trị bền vững cho xã hội. 

Chúng tôi tin rằng với sự hỗ trợ đúng đắn, những tài năng trẻ này sẽ tạo ra nhiều giá trị bền vững cho cộng đồng", ông Nguyễn Văn Khoa - chủ tịch VINASA, trưởng ban tổ chức - cho biết.

Việt Nam có 902 đô thị, mức độ đô thị hóa tầm châu Á

Tỉ lệ đô thị hóa của Việt Nam đạt ngang tầm của châu Á với 902 đô thị trong cả nước, đạt tỉ lệ đô thị hóa khoảng 42,7%.

Ngày 30/11/2023 Vnexpress đưa tin "Đà Nẵng bội thu Giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam 2023" có nội dung như sau:

Ngày 31/12, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (Vinasa) trao Giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam 2023 lần thứ tư tại Hà Nội. Giải thưởng chia làm ba hạng mục lớn gồm: Thành phố, đô thị thông minh; Dự án bất động sản công nghiệp thông minh; và Giải pháp công nghệ số dành cho thành phố thông minh.

Bên cạnh giải xuất sắc về xây dựng và phát triển đô thị thông minh, Đà Nẵng còn được xướng tên ở ba hạng mục khác gồm: Thành phố điều hành, quản lý - hạ tầng - dịch vụ công thông minh; Thành phố Quản lý môi trường thông minh, xanh, sạch; Thành phố hấp dẫn Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo.

Đại diện TP Đà Nẵng (giữa) nhận giải tại Giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam 2023.

Trong khi đó, Hà Nội đồng thắng giải Thành phố hấp dẫn Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cùng Đà Nẵng. Trong khi đó, Tây Ninh được vinh danh ở Giải thưởng thành phố điều hành, quản lý thông minh (IOC). TP HCM được xướng tên ở giải Các ứng dụng thông minh đang được triển khai, đem lại hiệu quả cho người dân, doanh nghiệp và cộng đồng, xã hội với Hệ thống thu phí sử dụng hạ tầng, công trình, dịch vụ tiện ích công cộng khu vực cửa khẩu cảng biển.

Giải thưởng thành phố thông minh năm nay chứng kiến sự phát triển của các giải pháp công nghệ tích hợp các xu hướng mới đặc biệt là IoT và AI, hầu hết do các doanh nghiệp Việt thiết kế, phát triển.

Theo đại diện ban tổ chức, Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn của các ông lớn trong các lĩnh vực sản xuất thiết bị công nghệ cao như thiết bị điện tử, điện thoại, máy tính, chip bán dẫn. Với cam kết của Chính phủ về Net Zero năm 2050, các nhà đầu tư bất động sản công nghiệp cũng đang bước vào cuộc đua mới là phát triển khu công nghiệp xanh, thông minh.

Tại lễ trao giải, Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng đánh giá: "Phát triển đô thị thông minh phải bảo đảm gắn kết chặt chẽ với quá trình chuyển đổi số tại địa phương, không tách rời, không trùng lặp, hướng đến mục tiêu lấy người dân làm trung tâm". Ông cũng nhấn mạnh xây dựng đô thị thông tin phải xem hạ tầng số, đặc biệt hạ tầng dữ liệu.

Trong khi đó, ông Nguyễn Nhật Quang, Viện trưởng Khoa học Công nghệ Vinasa, cho rằng vấn đề cấp thiết hiện nay là xây dựng hạ tầng dữ liệu thống nhất. Đây được xem là bộ não của đô thị thông minh. "Chiến lược xây dựng hạ tầng dữ liệu thống nhất sẽ tạo điều kiện xây dựng đô thị thông minh phát triển bền vững trong dài hạn dù có bất cứ sự thay đổi về cơ chế quản lý, nhà cung cấp giải pháp, hay các chỉ tiêu phát triển", ông nhấn mạnh.

Giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam 2023 được phát động từ ngày 20/7. Sau 3 tháng triển khai, chương trình nhận được hơn 100 đề cử. Qua ba vòng Sơ tuyển, Thuyết trình và Chung tuyển, hội đồng đã chọn ra 32 đại diện xuất sắc trong các lĩnh vực.