Đem tranh quý đi thẩm định bị phán là đồ giả, cô gái cười nhẹ nói một câu khiến cả trường quay ngỡ ngàng: Có biết tôi là ai không?
Thân phận thật sự của cô gái sau khi được tiết lộ khiến cả trường quay ngỡ ngàng.
Theo Thể Thao Văn Hoá số ngày 09/05/2023 có bài viết với tiêu đề: "Đem tranh quý đi thẩm định bị phán là đồ giả, cô gái cười nhẹ nói một câu khiến cả trường quay ngỡ ngàng: Có biết tôi là ai không?". Nội dung như sau:
Thân phận thật sự của cô gái sau khi được tiết lộ khiến cả trường quay ngỡ ngàng. Đeo món đồ bà tặng để gây bất ngờ, cô gái lập tức bị chuyên gia thẩm định hét lớn: “Còn không mau tháo xuống” Người phụ nữ đem của hồi môn gia truyền của bà nội đi thẩm định, chuyên gia xem xong chỉ run rẩy hỏi: "Bà của cô là ai?" Bỏ 3,5 tỷ mua về chiếc chậu rửa mặt cổ thời Ung Chính rồi đem đi thẩm định, chuyên gia xem xong chỉ phán một câu: "Mong anh đứng vững"
Chương trình Kiểm Định Bảo Vật của đài CCTV Trung Quốc là một trong những "sàn thẩm định đồ cổ" uy tín. Một trong những điểm tạo nên tên tuổi cho chương trình này chính là nhà sản xuất có thể mời đến được hàng loạt chuyên gia đầu ngành với độ uy tín cao đến thẩm định. Với kiến thức uyên thâm, kinh nghiệm phong phú, các chuyên gia chỉ cần cầm cổ vật trên tay là đã kể ra được giá trị và câu chuyện đằng sau nó.
Kiểm Định Bảo Vật là một trong những chương trình nổi tiếng của đài CCTV Trung Quốc. Ảnh: Sohu
Tuy nhiên, đã là chương trình thẩm định thì không có nghĩa là mọi thứ đều đúng, tỷ lệ sai sót vẫn có thể xảy ra. Trong một phát sóng của chương trình gần đây, ê-kíp thực hiện gặp tình huống bất ngờ khiến các chuyên gia cũng phải "muối mặt".
Cụ thể, có một người phụ nữ trung niên mang một bức tranh đến thẩm định. Người phụ nữ này tự tin khẳng định đây là một tác phẩm của Tề Bạch Thạch - đại danh họa nổi tiếng nhất thời bấy giờ và sở hữu tác phẩm tranh giá đắt nhất Trung Quốc hiện tại. Ông nổi tiếng với các tác phẩm màu nước linh động đầy sức sống. Những bức tranh của ông là những bức họa về sơn thủy, nhân vật, hoa điểu, động vật. Trong số đó, bức họa về những con tôm do ông sáng tác đạt đến độ siêu phàm nhờ việc nuôi tôm và dành nhiều thời gian để quan sát chúng. Vậy nên mới chỉ giới thiệu đến tên họa sĩ, các chuyên gia và khán giả trường quay đều đã vô cùng tò mò và háo hức.
Bức tranh vẽ tôm đạt đến độ sống động như thật của Đại danh họa Tề Bạch Thạch. Ảnh: Sohu
Tuy nhiên, người phụ nữ này khi đến chương trình ăn mặc tương đối bình thường, bề ngoài cũng không có gì quá đặc biệt.
Ngay sau khi bức tranh được mang ra để trình diễn, các chuyên gia có một chút thích thú. Đây là tác phẩm chưa được công bố rộng rãi của danh họa Tề Bạch Thạch được ông vẽ vào những năm cuối đời có tên là Lá phong, ve sầu và mùa thu. Bởi được sáng tác vào những năm cuối đời nên cách thể hiện nghệ thuật của bức Lá phong, ve sầu và mùa thu cũng có phần khác biệt hơn, với sự kết hợp các kỹ thuật hội họa của Trung Quốc và phương Tây thời bấy giờ - tất cả mọi nét vẽ đều được thể hiện một cách sống động "như thật".
Người phụ nữ nói thêm: "Bức tranh này được tổ tiên truyền lại và đã được truyền qua nhiều đời, là một báu vật của gia đình tôi. Lần này tôi tham gia chương trình thẩm định bảo vật là để nhờ các chuyên gia thử ước tính giá trị của bức tranh này".
Hội đồng chuyên gia quan sát nhiều lần, dần dần phân tích từ các phương diện nét bút vẽ, mực và giấy, cuối cùng đưa ra kết luận: "Thật đáng tiếc, bức tranh này là tranh giả, chỉ cần nhìn thoáng qua là có thể thấy được". Cả hội trường ồ lên, sau đó không khí rơi vào im lặng.
Về phần người phụ nữ sau khi nghe kết luận từ chuyên gia, không vội phản bác ngay mà vẫn bình tĩnh, mong muốn được xem xét lại một lần nữa. Thế nhưng, hội đồng thẩm định lại tỏ vẻ khó chịu, thậm chí có người còn tỏ ra bất bình trước yêu cầu của người phụ nữ và tất nhiên không đồng ý xem xét lại.
Người phụ nữ với nét mặt khó đoán, sau khi không thuyết phục được hội đồng thẩm định, cô đành bước đến, cười nhẹ rồi nói một câu làm cả khán phòng bối rối: "Mọi người có biết tôi là ai không?". Hóa ra, cô chính là Tề Tuệ Quyên, cũng là một họa sĩ và hơn hết là cháu nội của danh họa Tề Bạch Thạch. Cô nói với cả khán phòng rằng: "Bức này chỉ là một trong số những bức tranh trong bộ sưu tập ở nhà, tất cả đều được ông nội truyền lại, và hôm nay, không ngờ rằng tranh mình mang đến bị xem là đồ giả".
Tề Tuệ Quyên là cháu nội của danh họa Tề Bạch Thạch. Ảnh: Sohu
Sau khi cô Tề Tuệ Quyên ra về, giới chuyên môn cũng tự nhủ rằng có thể do họ thiếu hiểu biết nên mới xảy ra tình thế đáng xấu hổ. Sau khi tập này được phát sóng, nhiều người tỏ ra nghi ngại về trình độ của các chuyên gia thẩm định bảo vật. Một khán giả cho rằng, có thể chuyên gia chỉ đưa ra kết luận dựa trên chất liệu giấy và các nét vẽ bằng mắt thường, đây cũng là một sự cẩu thả mà họ cần phải rút kinh nghiệm.
Hội đồng chuyên gia đều vô cùng sốc và lúng túng trước sự thật bất ngờ này. Sau đó, họ đã thành thật xin lỗi Tề Tuệ Quyên và xin phép được rút kinh nghiệm - xem xét toàn diện nhiều yếu tố khác nhau trước khi đánh giá, thẩm định một vật nào đó.
Tiếp đó, ngày 05/10/2023 báo Người Đưa Tin có đăng tải bài viết với tiêu đề: "Mỹ nữ đem của hồi môn đi thẩm định, chuyên gia phán 1 câu khiến ai cũng bất ngờ". Nội dung như sau:
Theo phong tục truyền thống tại Trung Quốc, con gái khi đi lấy chồng sẽ được bố mẹ hoặc người thân tặng quà, được gọi là của hồi môn để đem về nhà chồng. Món quà này thay cho lời chúc phúc cho cuộc hôn nhân của cô gái, đồng thời cũng giúp cô gái không bị nhà chồng coi thường.
Mới đây tại chương trình Thẩm định bảo vật của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc, một cô gái xinh đẹp đã đem của hồi môn của mình đến nhờ chuyên gia thẩm định.
Cô gái giới thiệu mình họ Dương, đến từ Thiểm Tây, Trung Quốc. Ngay khi xuất hiện trên sân khấu, cô đã thu hút ánh nhìn của khán giả bởi vẻ đẹp quý phái và đầy khí chất.
Cô Dương cho biết hôm nay mang đến một miếng ngọc bích và muốn nhờ chuyên gia thẩm định. Cô giới thiệu, miếng ngọc vốn là món quà hồi môn ông bà nội tặng cô trong ngày cưới mấy năm trước.
Cô rất thích miếng ngọc bích này, cất giữ vô cùng cẩn thận, tuy nhiên lại không biết rõ xuất xứ và giá trị của nó nên đã mang miếng ngọc đến để chuyên gia thẩm định.
Trước đó, cô Dương đã chuẩn bị sẵn tinh thần bởi cô cũng đã xem nhiều tập của chương trình Thẩm định bảo vật, trong đó có không ít món đồ đã được phát hiện là hàng giả. Vì thế, cô Dương cũng không loại trừ khả năng miếng ngọc bích của mình là giả, không có giá trị gì.
Sau khi cẩn thận kiểm tra miếng ngọc, chuyên gia xác định đây chính là báu vật thời vua Càn Long của nhà Thanh. Từ chất liệu, hình dáng đến hoa văn tinh xảo trên miếng ngọc đều thể hiện kỹ nghệ “thượng thừa” của người làm ra nó. Sự tinh xảo của miếng ngọc này hoàn hảo đến mức ngay cả đồ nhái lại nó cũng phải thuộc cuối thời nhà Thanh. Do đó, đây chính là báu vật chính hiệu và có giá trị lớn.
Lúc này, cô Dương mới tiết lộ thêm rằng cô là người Mãn Châu, có tổ tiên thuộc Chính Lam kỳ (một kỳ trong chế độ Bát Kỳ của nhà Thanh xưa.
Nghe đến đây, chuyên gia liền thốt lên: "Nếu sinh ra ở thời cổ đại, cô chắc hẳn là Cách Cách của Thanh triều".
Theo chuyên gia, miếng ngọc bội có thể được bán với giá khoảng 220.000 NDT (hơn 700 triệu đồng) trên thị trường. "Tất nhiên, nếu may mắn bạn có thể bán nó với giá cao hơn gấp nhiều lần bởi độ tinh xảo của bảo vật, chưa kể nó đã có niên đại 200 năm".
Giới chuyên gia tấm tắc, bảo vật hơn 200 năm này thực sự rất đáng giá để làm của hồi môn cho cô gái, ai cưới được cô cũng là phúc phần. Nghe vậy, cô Dương không giấu được vui mừng, nhanh chóng cúi đầu cảm ơn các chuyên gia rồi cầm món hồi môn ra về.
Thực tế tại Trung Quốc có không ít cổ vật hay bảo vật quý giá được lưu truyền trong dân gian nên ngay từ khi phát sóng, chương trình Thẩm định bảo vật đã nhanh chóng thu hút sự chú ý với những câu chuyện thú vị liên quan đến các món bảo vật.
Một trong số đó là câu chuyện người đàn ông họ Hoàng đến từ tỉnh An Huy (Trung Quốc) đã bán công ty của mình để đổi lấy một khối đá huyết kê. Biết chuyện, người vợ tức giận bỏ đi vì cho rằng hành động của chồng mình là "tán gia bại sản".
Vì muốn xác thực khối đá huyết kê của mình có phải hàng thật hay không nên ông Hoàng đã mang bảo vật đến chương trình giám định để nhờ chuyên gia kiểm tra. Nếu như khối đá huyết thạch kia là nhân tạo thì coi như ông mất trắng hết tất cả.
Chuyên gia biết được nguyện vọng của ông nên không dám chậm trễ mà nhanh chóng tiến hành quy trình giám định cho khối huyết kê đáng giá cả một công ty kia.
Thế nhưng kết quả thật sự đáng thất vọng. Chuyên gia kết luận khối đá huyết thạch không phải là cổ vật tồn tại từ hàng trăm hàng nghìn năm trước mà chỉ là một sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc chế của thời cận đại mà thôi.
Ông Hoàng nghe chương trình cho ra kết luận như vậy thì vô cùng thất vọng và hối hận.
Chuyên gia lập tức an ủi ông Hoàng. Thể tích của khối đá vô cùng lớn, chất "máu" trong đá dày đặc đến lạ thường. Mặc dù không phải cổ vật lâu năm nhưng giá trị của nó có thể đạt hàng triệu NDT.
Chuyên gia nói tiếp, kỹ thuật điêu khắc tạo hình được sử dụng trên khối đá cho thấy nó được tạo ra từ những năm của thời cận đại. Theo đó, sản phẩm mỹ nghệ đá huyết thạch này vô cùng có giá trị trên thị trường đá quý. Chuyên gia nhận định, nếu bán khối đá này đi thì chắc chắn vợ ông sẽ quay trở lại.
Đá huyết thạch là loại đá trân quý rất hiếm thấy trong tự nhiên. Một khối đá huyết thạch thô cũng có thể bán ra với cái giá cao ngất ngưởng, huống hồ chi là sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh tế công phu như vậy.
Mặc dù niên đại tồn tại có thể ảnh hưởng rất lớn đến giá thành của một món đồ quý, thế nhưng với sản phẩm đá huyết thạch được mài giũa công phu của ông Hoàng thì dù có được làm ra ở thời hiện đại cũng có giá trị rất lớn.
Sau quá trình thảo luận, chuyên gia nhất trí nhận định khối đá huyết thạch của ông Hoàng có giá ít nhất là 15 triệu NDT (hơn 53 tỷ VND). Phải nói, ông Hoàng đã rất can đảm khi dám bán đi công ty để mua lại khối đá trong khi chưa hề biết giá trị của nó là bao nhiêu.
Cuối chương trình, chuyên gia còn khuyên ông Hoàng cố gắng liên hệ với vợ và mong rằng bà sẽ quay trở lại. Nguyên nhân ban đầu khiến bà bỏ đi chính là vì ông Hoàng đã không màng tất cả để bán công ty, thế nhưng khối đá quý lại có giá trị to lớn như vậy thì đương nhiên ông Hoàng cũng không hề chịu thiệt một chút nào.