Mang vòng vàng đi bán thấy nó rỉ nước, khi cân lại giảm gần nửa chỉ

Mang chiếc lắc tay bằng vàng đi bán, cô gái sững sờ nhận ra nó rỗng ruột và có nước chảy ra, cân lại thì vòng nhẹ hơn gần nửa chỉ so với trước.

Ngày 12/5/2025, báo VTC News đã đăng tải bài viết với tiêu đề: "Mang vòng vàng đi bán thấy nó rỉ nước, khi cân lại giảm gần nửa chỉ". Nội dung như sau:

Gần đây, cô Cao (sống tại Nam Kinh, Trung Quốc) mua một chiếc vòng tay vàng tại Cửa hàng trang sức Xincuiyuan ở Quảng trường New Century Nam Kinh. Sau đó, cô đem nó đến bán ở một cửa hàng khác, quá trình kiểm tra phát hiện ra chiếc vòng này rỗng ruột và rò rỉ một chất lỏng trong suốt như nước. Trọng lượng của chiếc vòng giảm 1,7 gram (1 chỉ vàng nặng 3.75gram).

Cô Cao cho rằng doanh nghiệp bán vòng vàng cho mình gian lận, cố tình bán cho mình loại “vàng chứa nước”. Cửa hàng trang sức Xincuiyuan đề nghị bù lại trọng lượng vàng bị hụt nhưng không nhận có hành vi gian dối, cho rằng độ ẩm còn sót lại trong chiếc vòng có thể là do lỗi của quá trình sản xuất.

Cách gọi "vàng chứa nước" chủ yếu đề cập đến các lỗi quy trình trong sản xuất đồ trang sức rỗng. Trong quá trình đúc thủy lực hoặc hàn các phụ kiện rỗng, việc lỗ thoát nước không được thiết kế đúng cách hoặc quá nhỏ có thể dẫn đến tình trạng sấy không khô hoàn toàn, vẫn còn độ ẩm sót lại.

Chiếc vòng tay giảm 1,7 gram sau khi bị rỉ nước.

Việc độ ẩm còn sót lại bốc hơi theo thời gian có thể khiến trọng lượng của đồ trang sức giảm xuống, vượt quá phạm vi sai số cho phép theo tiêu chuẩn quốc gia của Trung Quốc.

“Vàng chứa nước” chủ yếu xuất phát từ sự cẩu thả trong quá trình kiểm tra chất lượng của nhà sản xuất. Chính phủ Trung Quốc quy định, sai số trọng lượng của đồ trang sức phải nằm trong phạm vi 0,01 gram. Hơn nữa, về mặt lý thuyết, quy trình hàn nhiệt độ cao có thể loại bỏ độ ẩm còn sót lại và lỗ thoát nước được thiết kế đúng cách có thể đảm bảo độ ẩm được sấy khô hoàn toàn. Khả năng chất lỏng còn sót lại trong cấu trúc rỗng là thấp.

Tuy nhiên, lợi dụng lý do độ ẩm còn sót lại, một số thương gia vô đạo đức tăng trọng lượng của đồ trang sức bằng cách tiêm chất lỏng hoặc keo vào. Khi mua đồ trang sức rỗng, người tiêu dùng nên đặc biệt chú ý xem có khoảng hở hoặc không đồng đều rõ ràng nào ở các mối hàn hay không.

Ngoài ra, phương pháp trọng lượng riêng có thể được sử dụng để xác định sơ bộ độ tinh khiết của vàng. Trước tiên, hãy cân đồ trang sức bằng cân điện tử, sau đó nhúng nó vào nước, ghi lại sự thay đổi về thể tích nước và tính mật độ. Nếu kết quả gần bằng 19,32 (mật độ của vàng là 19,3g/cm³) thì đó là vàng nguyên chất; nếu thấp hơn đáng kể thì có thể là vàng bị pha tạp hoặc chứa nước.

Hiện nay, việc thử vàng chủ yếu dựa vào thử nghiệm hàm lượng vàng trên bề mặt, không thể xuyên qua cấu trúc rỗng để xác minh chất độn bên trong. "Điểm mù phát hiện" này cũng tạo cơ hội cho các thương gia tận dụng. Nếu điều kiện cho phép, người tiêu dùng có thể sử dụng máy quang phổ nhập khẩu để thử nghiệm.

Ngoài ra, theo các chuyên gia, khách hàng nên giữ lại hóa đơn và giấy chứng nhận thẩm định, đồng thời yêu cầu người bán ghi rõ mã nhà sản xuất và độ tinh khiết (ví dụ như vàng nguyên chất 999). Nếu nghi ngờ về giấy chứng nhận kiểm định do người bán cung cấp, khách có thể yêu cầu gửi đến một tổ chức có thẩm quyền (như ở Trung Quốc là Trung tâm Kiểm định chất lượng trang sức và ngọc bích Quốc gia) để kiểm tra lại.

Tạp chí Người đưa tin ngày 13/5 đã đăng tải bài viết với tiêu đề: "Vợ chồng thu ve chai bất ngờ nhặt được 6kg vàng, trị giá gần 3 tỷ đồng: Hành động sau đó mới bất ngờ". Cụ thể như sau:

Phát hiện bất ngờ và nỗi lo giấu kín

Vào tháng 1/2014, tại một khu vực ngoại ô thành phố Trường Xuân (tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc), ông Lưu Ngọc Hoa và vợ là bà Chu Hồng 2 hai người lao động nhập cư từ Tín Dương, Hà Nam - vẫn sinh sống bằng nghề thu gom phế liệu. Công việc hàng ngày của họ là tìm kiếm giấy vụn, chai nhựa và các vật liệu tái chế từ những bãi rác và khu mua sắm.

Ảnh minh hoạ

Trong một lần thu gom, ông Lưu phát hiện hai chiếc hộp gỗ nhỏ bị vứt lẫn trong rác. Khi mở ra, bên trong là nhiều hộp giấy nhỏ chứa đầy trang sức bằng vàng. Sau khi cân trọng lượng, số vàng này nặng sáu cân một lạng (tương đương khoảng 3 kg), với giá trị ước tính hơn 800.000 NDT (theo giá thị trường ở thời điểm đó tương đương với hơn 2,8 tỷ đồng).

Trước tình huống bất ngờ, ông Lưu đã mang số vàng về nhà và bàn với vợ. Tuy nhiên, việc cất giữ số vàng có giá trị lớn khiến họ chịu nhiều áp lực tâm lý. Để tránh bị phát hiện, hai người quyết định thay phiên nhau mang số vàng theo người mỗi ngày. Tình trạng này kéo dài đến sát Tết Âm lịch, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và giấc ngủ của cả hai.

Ngày 26 tháng Chạp, trong lúc ông Lưu đi giao hàng, bà Chu Hồng ở nhà một mình đã quyết định chủ động đến trình báo với cảnh sát địa phương. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng xác định đây là số tài sản bị thất lạc của ông Trần - chủ một cửa hàng trang sức tại Trường Xuân. Vụ việc xảy ra do sơ suất trong lúc bốc dỡ hàng hóa, khiến hai hộp gỗ nhỏ đựng vàng bị vứt nhầm cùng rác, đến khi kiểm kê mới phát hiện thiếu.

Cách xử lý vụ việc

Sau khi nhận lại số vàng, ông Trần tặng vợ chồng ông Lưu 7.000 NDT (hơn 25 triệu đồng) như một khoản cảm ơn. Dù hai người cố gắng từ chối, cuối cùng họ vẫn nhận món quà này. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng biểu dương hành động trung thực và trao phần thưởng cho hai người trị giá 3.000 NDT (hơn 10 triệu đồng).

Vụ việc sau đó được truyền thông Trung Quốc đăng tải, thu hút nhiều ý kiến khác nhau. Một số người cho rằng mức tiền thưởng 7.000 NDT là thấp so với giá trị số vàng mà cặp đôi đã trả lại, số khác nhận định đây là hành động đúng đắn, góp phần xây dựng hình ảnh người lao động lương thiện.

Ảnh minh hoạ

Từ sau sự việc, nhiều người dân và các hộ kinh doanh xung quanh chủ động để lại phế liệu cho cặp đôi thu gom. Cuộc sống của họ vẫn tiếp tục với nghề thu ve chai quen thuộc. Dù hoàn cảnh khó khăn, họ nhận được sự tin tưởng và thiện cảm từ cộng đồng dân cư tại địa phương.

Sự việc này trở thành trường hợp tiêu biểu trong công tác giữ gìn trật tự xã hội, cho thấy tầm quan trọng của việc xử lý đúng quy trình khi phát hiện tài sản thất lạc. Đồng thời, sự kiện cũng đặt ra vấn đề về trách nhiệm quản lý tài sản của các doanh nghiệp, nhất là với hàng hóa có giá trị lớn trong khâu vận chuyển và kiểm kê.

Câu chuyện trên như là một bài học thực tế về tính trung thực và nghĩa vụ công dân. Khi phát hiện tài sản không rõ nguồn gốc, cá nhân cần thông báo và giao nộp cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định, nhằm đảm bảo tính pháp lý và giữ gìn an ninh trật tự xã hội.