Mẹ chồng mua khoai tây chưa kịp ăn đã mọc mầm, con dâu chỉ ra 4 cách tận dụng
Khoai tây mọc mầm đừng vội v.ứt, bà nội trợ thông thái sẽ tận dùng 4 mẹo này để loại bỏ d.ầu m.ỡ, làm sạch quần áo, ấm đun nước...
Khoai tây mọc mầm sẽ xuất hiện chất solanine, là một loại đ.ộc t.ố th.ần ki.nh, sau khi ăn vào sẽ khiến chúng ta bị ti.êu ch.ảy, đ.au bụng hoặc n.ôn m.ửa.

Kết quả đem lại vô cùng bất ngờ: Đúng là trong củ khoai tây mọc mầm có chứa chất đ.ộc thật. Theo chủ clip, khi khoai tây mọc mầm thì tinh bột sẽ chuyển hóa thành solanin và chaconine anpha - 2 chất kị.ch đ.ộc. Ở mức phóng đại 400 lần và 800 lần dưới kính hiển vi, có thể quan sát rõ sự thay đổi này.
Tuy nhiên, Cục An toàn thực phẩm nhấn mạnh, chất solanin có thể gây ng.ộ đ.ộc ch*t người với liều lượng 0,2-0,4g trên 1kg trọng lượng cơ thể. Do vậy tốt nhất không nên ăn những củ khoai tây mọc mầm. Trong trường hợp khoai tây chỉ mới nảy 1-2 mầm nhỏ, thì phải bỏ hết mầm, kho.ét b.ỏ hết chân mầm, đồng thời gọ.t b.ỏ vỏ để loại b.ỏ hết chất solanin rồi mới được nấu ăn.
Một số triệu chứng ngộ độc khoai tây mọc mầm do Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo đó là: đau bụng, tiêu chảy, có hiện tượng giãn đồng tử và liệt nhẹ hai chân. Dù rất hiếm, nhưng đã có người phải nằm viện, thậm chí tử vong do ngộ độc khoai tây.
Nhưng bạn đừng vội v.ứt chúng đi mà hãy làm theo các cách dưới đây để tận dụng chúng.
1. Đem khoai đi trồng
Đầu tiên bạn chuẩn bị một chậu hoa, sau đó vùi khoai xuống đất giàu dinh dưỡng, tưới một ít nước để giữ ẩm cho đất rồi đặt chậu ngoài ban công. Chỉ cần có đủ nước và ánh sáng, khoảng hai tháng khoai tây mới sẽ mọc lên.
2. Loại bỏ dầu m.ỡ
Chiếc máy hút mùi ở nhà, nếu không được vệ sinh thường xuyên sẽ có một lớp dầu m.ỡ bám dày. Bạn hãy c.ắt khoai tây đã mọc mầm thành từng miếng nhỏ và trực tiếp c.hà xá.t lên máy hút mùi. Do khoai tây chứa nhiều tinh bột nên có khả năng thấm hút và loại bỏ dầu m.ỡ rất tốt. Sau khi chà đi chà lại, dùng g.iẻ lau lại một lần nữa, vết dầu m.ỡ có thể được loại bỏ một cách hiệu quả.
3. Làm sạch quần áo
Nếu quần áo vô tình dính dầu mỡ, bạn cắt một miếng khoai tây nhỏ, rắc một ít muối ăn lên củ khoai tây, sau đó chà đi chà lại trên vết dầu mỡ của quần áo. Sau đó, vết dầu mỡ sẽ được "đánh bay".
4. Làm sạch ấm đun nước
Đầu tiên gọt bỏ vỏ khoai tây nảy mầm, sau đó cho vỏ khoai vào ấm nước, đ.ổ nước sạch ng.ập vỏ khoai vào, đ.un s.ôi nước, lắc m.ạnh ấm nước rồi đổ nước ra. Lúc này bạn sẽ thấy các vết b.ẩn trong ấm trôi ra.
5. Lưu ý khi ăn khoai tây để đảm bảo an toàn cho sức khỏe
Trong Đông y Việt Nam, khoai tây từ lâu đã được công nhận về tác dụng trị bệnh. Củ khoai tây vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ khí, kiệt tỳ, tiêu viêm, chữa k.hó tiê.u, đ.au bụng, vi.êm l.oét d.ạ d.ày... Tuy nhiên, theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) để an toàn khi tiêu thụ khoai tây, các gia đình nên ghi nhớ 5 điều quan trọng:
1. Khoai tây có chỉ số đường huyết cao có thể gây ra sự gia tăng nhanh chóng lượng đường trong m.áu và đẩy m.ạnh sản xuất insulin. Chính vì thế những người bị bệ.nh ti.ểu đư.ờng không nên ăn quá nhiều khoai tây.
2. Ăn nhiều khoai tây có thể sinh ra các triệu chứng như k.ích ứn.g d.a, ti.êu ch.ảy, kh.ó ti.êu, đa.u đầu… Bạn nên thận trọng xem mình có bị d.ị ứ.ng với loại củ này hay không.

3. Bà bầu cần tránh ăn nhiều khoai tây, vì khoai tây dễ gây đầy bụng, khó tiêu, ảnh hưởng đến thể trạng bà mẹ và thai nhi.
4. Khoai tây không nên nấu chung khoai tây với cà chua, nhất là cà chua xanh kẻo gây k.hó tiê.u, h.ại d.ạ d.ày.
5. Trước khi dùng khoai tây để điều chế thành thuốc chữa bệnh, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa hoặc bác sĩ Đông y để tránh tác dụng phụ.