Tuyệt đối không bao giờ đứng sau xe tải khi lên dốc
Chiếc ô tô tải vừa lên dốc thì bất ngờ trôi ngược lại, sau đó lật nghiêng đè. trúng một xe máy. Hai người đàn ông thoát ch.ết trong gang tấc. Tình huống th.ót t.im vừa xảy ra sáng nay, 30/11 ở huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội.
Tình huống th.ót ti.m xảy ra vào khoảng 5h25p sáng nay 30/11 trên địa bàn thôn Phù Dực, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội. Thời điểm này, một chiếc ô tô tải chở hàng mang biển số Hà Nội đang leo dốc từ đường thôn lên đường đê Phủ Đổng, sát bên cạnh đường là nhà dân. Hai xe máy đi nối theo sau, trong đó, một xe máy do người đàn ông điều khiển vừa từ trong nhà đi ra.
Bất ngờ, chiếc ô tô tải phía trước dừng lại và dần trôi ngược về phía sau không kiểm soát. Nhận thấy tình huống ng.uy hi.ểm, hai người đàn ông điều khiển xe máy lùi dần rồi ngay lập tức, nhảy vội ra khỏi xe chạy thoát thân. Chiếc xe tải chở thùng hàng to lật nghiêng và đổ sập, đè trúng một chiếc xe máy. Nhờ kịp bỏ chạy, hai người đàn ông đã thoát hiểm trong gang tấc.
Từ tình huống trên, người lái xe cần rút kinh nghiệm khi điều khiển xe trên cung đường đèo dốc với nguyên tắc nằm lòng: lên dốc bằng số nào thì xuống dốc bằng số đó. Ngoài ra, khi lên dốc cao, lái xe cần cài số phù hợp với tính năng kỹ thuật của xe, phù hợp với trọng lượng hàng chở trên xe. Khi xuống dốc dài, xe sẽ lao nhanh hơn. Nếu gặp sự cố đột ngột cần phanh gấp, tài xế cần sử dụng tổng hợp cả phanh trước, phanh sau, giảm số, giảm ga và thả côn trong trường hợp đi xe số sàn. Tuyệt đối không được đi bằng số Mo (0) lúc xuống dốc, bởi điều này sẽ dễ dẫn tới trơn trượt, căn đường kém chính xác hơn và trường hợp cần phanh gấp sẽ kém hiệu quả.

Xe tải bị tụt dốc đ.è b.ẹp xe máy và bài học khởi hành ngang dốc
Sự việc xảy ra vào sáng 30/11 ở đường dốc dẫn lên đê Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Theo đó, chiếc xe tải lên gần đến đỉnh dốc thì phải phanh lại, rồi trôi ngược về phía sau, đè lên một xe máy.
May mắn là cả hai người đi xe máy đã kịp chạy thoát thân, chỉ có một chiếc xe máy bị xe tải đè lên (Video: Otofun).
Với ô tô gia đình đời mới được trang bị tính năng hỗ trợ khởi hành ngang dốc, tài xế có thể dễ dàng xử lý tình huống này vì phanh được tự động kích hoạt để xe không bị trôi ngược về phía sau.
Tuy nhiên, với ô tô kinh doanh dịch vụ vận tải nói riêng và xe số sàn nói chung, tài xế cần luyện thành thục kỹ năng đề-pa lên dốc.
Với dốc cao, tài xế nên sử dụng phanh tay. Cụ thể, khi phải dừng xe ở giữa dốc, tài xế cần kéo phanh tay, sau đó chuyển số về N để xe đứng yên, rồi mới đổi chân phanh sang chân ga. Để ô tô đi tiếp, tài xế cần vào số, từ từ nhả côn, rồi nhấn nhẹ chân ga.
Khi thấy tay lái và cần số rung nhẹ là lá côn đã bám, tài xế cần nhanh tay hạ phanh tay để xe tiến về phía trước.
Nếu không dùng phanh tay, tài xế nên giữ phanh chân, rồi nhả chân côn thật chậm cho tới khi cảm thấy tay lái và cần số rung lên thì nhả chân phanh, di chuyển sang chân ga.
Nếu thấy xe đang tụt dốc thì tài xế cần đạp phanh để thực hiện lại từ đầu các thao tác. Nếu nhả phanh mà xe không chạy và bị trôi thì chỉ cần nhấn thêm ga, rồi nhả bớt chân côn để có thêm lực cho xe leo dốc.
Với xe tải đang chở hàng nặng mà bị chết máy giữa dốc, phụ xe cần phải xuống xe chêm bánh sau giữ xe lại rồi mới nổ máy đề-pa lại. Tài xế có thể phải nhích từng chút, chêm bánh lại, đến khi đủ lực leo lên.
Tình huống trong clip trên cũng để lại bài học lớn cho người đi xe máy nói chung; đó là khi thấy xe tải đang lên dốc thì nên dừng hẳn lại dưới chân dốc để chờ, thay vì chạy bám đuôi.