Cháu bé 3 tuổi nguy kịch do bị dây áo khoác thít chặt cổ khi đang chơi cầu trượt
Đang chơi cầu trượt bé 3 tuổi không may bị mắc mũ áo vào thành của cầu trượt, dây lồng trong viền mũ rút lại thít chặt cổ khiến trẻ ngạt thở.
Theo báo Người Đưa Tin, tình hình cháu bé hiện tại tiên lượng rất nặng nề, nguy cơ di chứng thần kinh do thời gian ngừng tuần hoàn ngoại viện kéo dài.
Đang chơi cầu trượt bé 3 tuổi không may bị mắc mũ áo vào thành của cầu trượt, dây lồng trong viền mũ rút lại thít chặt cổ khiến trẻ ngạt thở. 4 loại rau vườn nhà người Việt thường không lo thuốc sâu, "tốt ngang nhân sâm", mùa lạnh dùng ăn lẩu thì tuyệt ngon 3 thói quen dùng bát "đầu độc" cả gia đình, nhẹ thì thương tích đầy mình, nặng có thể dẫn đến đủ loại ung thư, bệnh tật 1 kiểu "nắn xương" làm thon mặt được nhiều người ca tụng: Không phẫu thuật, không đau, không cần nghỉ dưỡng, liệu có đáng thử?
Mới đây, Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị tích cực cho một cháu bé 3 tuổi suy hô hấp, ngừng thở, ngừng tim do bị dây mũ áo vướng vào cầu trượt thắt ngang cổ.
Khai thác bệnh sử, gia đình cho biết, trẻ đang chơi cầu trượt ở tư thế trượt xuống thì không may mũ áo của trẻ bị mắc vào thành của cầu trượt, dây lồng trong viền mũ rút lại, khiến trẻ bị giữ ở tư thế ngạt thở.
Sau khoảng 10 phút, trẻ mới được phát hiện trong tình trạng tím tái, ngừng thở.
Ngay lập tức, trẻ được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu ngừng tuần hoàn và đặt nội khí quản, sau đó chuyển đến Khoa Cấp cứu và Chống độc - Bệnh viện Nhi Trung ương. Trẻ nhập viện trong tình trạng nguy kịch, hôn mê, co giật, xuất tiết nhiều đờm dãi qua ống nội khí quản.
Các bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành các biện pháp cấp cứu, hồi sức tích cực để cứu trẻ. Tuy nhiên, hiện tại trẻ có tiên lượng rất nặng nề, suy hô hấp, suy chức năng đa cơ quan, nguy cơ di chứng thần kinh do thời gian ngừng tuần hoàn ngoại viện kéo dài gây thiếu oxy lên não.
BSCKII. Nguyễn Tân Hùng, Phó Trưởng khoa Cấp cứu và Chống độc – Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, các bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành các biện pháp cấp cứu, hồi sức tích cực.
Tuy nhiên, hiện tại trẻ có tiên lượng rất nặng nề, suy hô hấp, suy chức năng đa cơ quan, nguy cơ di chứng thần kinh do thời gian ngừng tuần hoàn ngoại viện kéo dài gây thiếu oxy lên não.
Để giảm thiểu những rủi ro đáng tiếc, việc nâng cao nhận thức và thực hiện các biện pháp phòng chống tai nạn thương tích là vô cùng cấp thiết đối với gia đình, nhà trường và cộng đồng.
Vào năm 2019, báo Lao Động từng đưa tin: "Bé 3 tuổi t:ử v:ong khi chơi cầu trượt" về một trường hợp gặp sự cố vì cầu trượt và bé đã không qua khỏi.
Cụ thể, vào chiều 25.11, tại Trường Mầm non Phù Lỗ, (huyện Sóc Sơn, TP.Hà Nội), cháu bé Đ.T (34 tháng tuổi) sau khi được đưa đến lớp đã ra chơi cầu trượt một mình. Do không ai để ý, trong lúc chơi, bé bị kẹt đầu vào ô tròn của cầu trượt. Khi được người lớn phát hiện, bé T. đã rơi vào tình trạng nguy kịch.
Sau khi phát hiện, nhà trường đã đưa cháu bé vào phòng y tế sơ cứu rồi chuyển tới Bệnh viện Bắc Thăng Long (Hà Nội) để cấp cứu. Tiếp đó, cháu bé được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương, nhưng không qua khỏi.
Ngay sau khi xảy ra vụ việc, 3 cô giáo Đỗ Thị Anh Tuấn, Nguyễn Thị Trang và Nguyễn Thị Xuân bị đình chỉ công tác để phục vụ điều tra vụ việc.
Theo ông Văn sự việc xảy ra ngày 25.11, khi hết giờ ra chơi, các bé vào lớp thì các cô không thấy bé T. rồi đi kiểm tra thì thấy bé đã bị tai nạn trên cầu trượt. Trong thời gian hết giờ ra chơi rồi đi vào lớp, có thể bé T. vội chạy theo các bạn nhưng không may bị mắc trên cầu trượt.
"Bố mẹ của bé T. cũng là giáo viên đang giảng dạy trên địa bàn huyện Sóc Sơn. Theo phản ánh thì ô hình chữ nhật của cầu trượt này cũng đã nhiều bé chui qua rồi, nhưng các bé chui đầu qua trước, chỉ mỗi bé T. chui chân qua trước nên mới bị mắc đầu ở lại dẫn đến tai nạn thương tâm như vậy" - ông Văn thông tin.
Tiếp đó, bà Trần Thị Thanh Huế - Trưởng Phòng GDĐT huyện Sóc Sơn cho biết, lớp bé T. học là lớp 3 tuổi, có ba cô giáo phụ trách, gồm cô Đỗ Thị Anh Tuấn, Nguyễn Thị Trang và Nguyễn Thị Xuân. Ba cô giáo này đều công tác lâu năm, đã có kinh nghiệm trông trẻ. Hiện tại, cả ba cô giáo này đã bị đình chỉ công tác để phục vụ điều tra.
"Ba cô giáo phụ trách lớp học của bé T. đã bị đình chỉ công việc, ngay sau khi sự việc xảy việc, ba cô này đã bị công an triệu tập để lấy lời khai", bà Huế nói.
Ở một diễn biến liên quan, ba ngày sau khi xảy ra vụ việc, nhiều phụ huynh có con theo học tại ở đây cho biết, cho đến trước khi sự việc được báo chí đăng tải, họ vẫn không nhận được bất cứ thông báo nào của nhà trường về sự cố này.
Chị N.T.D. (xóm Tây Đoài, thôn Đoài) có con đang theo học lớp 2 tuổi ở trường Phù Lỗ cho biết, đến nay chị chưa nhận được thông tin về tai nạn thương tâm của bé trai 3 tuổi từ phía nhà trường.
“Tôi nghe người dân thông tin lại với nhau như vậy thôi. Lúc đó cũng chỉ có cô giáo dạy lớp đó và lãnh đạo trường biết chứ khi tôi hỏi, nhiều giáo viên cùng trường cũng có biết đâu. Sau khi nghe vụ việc, tôi và gia đình rất lo lắng khi đưa con đến trường” – chị D. bày tỏ.
Tiếp đó, chị N.T.T. (xóm Tây Đoài, thôn Đoài) có con 4 tuổi đang học tại trường mầm non này chia sẻ, chị đã biết thông tin từ ngay hôm xảy ra vụ việc nhưng là do gia đình cháu bé ở gần nhà chị. Ban Giám hiệu trường cũng không thông báo cho phụ huynh về vụ việc. Đến sáng nay (28.11), chị mới thấy thông tin rộ trên các báo chí.
“Gửi con ở lớp, tôi thấy cũng được các cô rất quan tâm, để ý cháu nên đây có thể chỉ là sự cố hy hữu. Tất nhiên các cô giáo đứng lớp cũng phải chịu trách nhiệm vì khi phụ huynh gửi con đến đây, cô giáo là người thay mặt gia đình chăm sóc cho các cháu”, chị T cho hay.