Quán cafe đầu tiên CẤM khách dùng laptop ngồi làm việc
Quán cafe đau đầu vì đông khách nhưng doanh thu không tăng do mọi người chỉ gọi một ly nước rồi ngồi làm việc trong nhiều giờ.
Ngày 07-05-2024 Đời sống & Pháp luật đưa tin "Quán cafe đầu tiên CẤM khách dùng laptop ngồi làm việc: ‘Khách yêu cầu quán tắt nhạc để họp trực tuyến trong khi chỉ gọi 1 ly nước!’" với nội dung như sau:
Quán cafe đau đầu vì đông khách nhưng doanh thu không tăng do mọi người chỉ gọi một ly nước rồi ngồi làm việc trong nhiều giờ.
Hình ảnh những người làm việc từ xa gõ phím máy tính trong quán cafe vào tất cả các giờ trong ngày đã trở nên quen thuộc và dễ bắt gặp ở bất cứ nơi nào. Điều này có vẻ ai cũng coi là bình thường, nhưng mới đây, Fringe and Ginge - quán cafe tại Anh đã đưa ra quyết định táo bạo để loại bỏ tệp khách hàng này.
Fringe and Ginge - quán cafe tại Anh
Alfie Edwards, chủ quán cà phê ở TP Canterbury cho biết, anh mở quán vào tháng 7/2020, sau khi lệnh phong tỏa ở Anh được dỡ bỏ. Đó là cao điểm của hình thức làm việc từ xa, hàng nghìn người chỉ làm việc qua laptop và trao đổi trực tuyến.
Song, chính những người làm việc trên máy tính đang làm hỏng không khí quán cà phê. Hơn nữa, điều này khiến quán dù luôn kín khách nhưng doanh thu lại không hề tăng.
"Họ thường yêu cầu mọi người tắt nhạc, giữ im lặng để họp trực tuyến trong khi chỉ uống một ly nước và ngồi suốt nhiều giờ liền", Edwards nói.
Alfie Edwards - chủ quán cafe cho biết, quy định cấm làm việc ở quán là một “quyết định khó khăn” nhưng cuối cùng đã thành công
Sau đó, dù rất khó khăn để chuyển biến từ suy nghĩ đến hành động nhưng cuối cùng anh đã thành công.
Alfie Edwards đã phát thông báo không nhận khách mang laptop đến làm việc. Anh và người bạn đồng sáng lập Olivia Walsh tin rằng, những người muốn làm việc có thể đến thư viện hoặc thuê không gian khác thay vì quán cà phê. Đồng thời, chủ quán nói họ vẫn hiếu khách và mong mọi người có trải nghiệm đẹp hơn.
Kể từ khi cấm sử dụng laptop, Edwards quan sát khách hàng trò chuyện nhiều hơn. Thậm chí, những người trước đây là xa lạ giờ đã trở thành bạn. Một vài người đến quán để thư giãn của hàng xóm của mình.
"Sự kết nối đó đã trở thành cộng đồng trong quán cà phê", anh nói. "Chúng tôi không muốn làm tổn thương người khác nhưng đó là quyết định đúng đắn".
Tuy nhiên, các doanh nghiệp địa phương khác không đồng ý với cách làm của Fringe và Ginge.
Hannah Swann, 28 tuổi, người quản lý quán Garage Cafe gần đó, cho biết cô cảm thông với việc cấm sử dụng laptop nhưng bản thân không sẽ làm vậy.
Những khách hàng của Hannah đều tốt tính và quán thường có đủ chỗ cho họ ngồi lâu mà không phiền lòng. Tuy nhiên, một số người lợi dụng điểm này nên chỉ mua một ly cà phê nhưng ở suốt cả ngày.
Cô nói quán cà phê là không gian đẹp, yên tĩnh để mọi người dễ tập trung. Tuy nhiên, ở Fringe and Ginge, nếu họ cho phép sử dụng laptop, quán sẽ bị đầy khách cả ngày mà doanh thu dậm chân tại chỗ.
Ngày 4/5/2024 VnExpress đưa tin "Quán cà phê cấm khách ngồi làm việc" với nội dung như sau:
Sau Covid-19, hình ảnh người làm việc từ xa gõ phím ở các quán cà phê đã trở nên quen thuộc. Fringe and Ginge, quán cà phê của Alfie Edwards cũng không ngoại lệ nhưng anh đã đưa ra quyết định táo bạo để loại bỏ tệp khách hàng này.
"Họ thường yêu cầu mọi người tắt nhạc, giữ im lặng để họp trực tuyến trong khi chỉ uống một ly nước và ngồi suốt nhiều giờ liền", Edwards nói. Anh cho rằng những người làm việc trên máy tính đang làm hỏng không khí quán cà phê.
Edwards cùng người đồng sáng lập Olivia Walsh cho rằng đây là quyết định khó khăn nhưng cuối cùng đã thành công.
Họ mở quán vào tháng 7/2020, sau khi lệnh phong tỏa ở Anh được dỡ bỏ. Đó là cao điểm của hình thức làm việc từ xa, hàng nghìn người phải gõ phím và trao đổi trực tuyến.
Sau khi suy nghĩ, Olivia Walsh phát thông báo không nhận khách mang laptop đến làm việc.
Cả hai tin rằng những người muốn làm việc có thể đến thư viện hoặc thuê không gian khác thay vì quán cà phê. Đồng thời, chủ quán nói họ vẫn hiếu khách và mong mọi người có trải nghiệm đẹp hơn.
Alfie Edwards ở quán cà phê thuộc TP Canterbury, Anh. Ảnh: Daily Mail
Kể từ khi cấm sử dụng laptop, Edwards quan sát khách hàng trò chuyện nhiều hơn. Thậm chí, những người trước đây là xa lạ giờ đã trở thành bạn. Một vài người đến quán để thư giãn của hàng xóm của mình.
"Sự kết nối đó đã trở thành cộng đồng trong quán cà phê", anh nói. "Chúng tôi không muốn làm tổn thương người khác nhưng đó là quyết định đúng đắn".
Bên ngoài quán cà phê Fringe và Ginge ở TP Canterbury, Anh. Ảnh: Daily Mail
Tuy nhiên, các doanh nghiệp địa phương khác không đồng ý với cách làm của Fringe và Ginge.
Hannah Swann, 28 tuổi, người quản lý quán Garage Cafe gần đó, cho biết cô cảm thông với việc cấm sử dụng laptop nhưng bản thân không sẽ làm vậy.
Những khách hàng của Hannah đều tốt tính và quán thường có đủ chỗ cho họ ngồi lâu mà không phiền lòng. Tuy nhiên, một số người lợi dụng điểm này nên chỉ mua một ly cà phê nhưng ở suốt cả ngày.
Cô nói quán cà phê là không gian đẹp, yên tĩnh để mọi người dễ tập trung. Tuy nhiên, ở Fringe and Ginge, nếu họ cho phép sử dụng laptop, quán sẽ bị đầy khách cả ngày mà doanh thu không tăng.