Từ 1/7, tăng lương hưu lần 3 sau đợt tăng 15%: Ai là người nhận 140 triệu/tháng?

Theo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 có hiệu lực vào ngày 1/7/2025, việc điều chỉnh lương hưu tiếp nối đợt tăng 15% trước đó, hứa hẹn sẽ mang lại lợi ích cho hàng triệu người cao tuổi trên cả nước.

Theo Thời báo Văn học nghệ thuật ngày 7/5 có bài Từ 1/7, tăng lương hưu lần 3 sau đợt tăng 15%: Ai là người nhận 140 triệu/tháng? Nội dung như sau:

Đáng chú ý, một số trường hợp cá biệt có thể nhận mức lương hưu lên tới 140 triệu đồng/tháng.

3 mức chi trả lương hưu hiện nay

- Mức 1: Tăng 15%

Căn cứ Khoản 1 Điều 2 Nghị định 75/2024/NĐ-CP, mức lương hưu sẽ được điều chỉnh tăng thêm 15% trên mức hưởng của tháng 6.2024 đối với các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định 75/2024/NĐ-CP.

Công thức tính mức 1:

Mức lương hưu tháng 3/2025 = Mức lương hưu tháng 6.2024 x 1,15.

- Mức 2: Tăng thêm

Căn cứ Khoản 2 Điều 2 Nghị định 75/2024/NĐ-CP, đối với các đối tượng tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định 75/2024/NĐ-CP, sau khi được tăng lương hưu 15%, nếu mức hưởng vẫn thấp hơn 3.500.000 đồng/tháng thì sẽ tiếp tục được điều chỉnh:

+ Tăng thêm 300.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng dưới 3.200.000 đồng/người/tháng.

+ Tăng lên mức 3.500.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng từ 3.200.000 đồng/người/tháng đến dưới 3.500.000 đồng/người/tháng.

Lưu ý, người lao động nhận lương hưu tháng 3.2025 sẽ được hưởng mức lương sau khi tăng lương hưu 15%, trừ trường hợp người nghỉ hưu trước 1995 được điều chỉnh thêm theo Khoản 2 Điều 2 Nghị định 75/2024/NĐ-CP.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đối với người có mức lương hưu dưới 3.200.000 đồng/tháng:

Mức lương hưu tháng 3/2025 sau điều chỉnh = Mức lương hưu tháng 6.2024 x 1,15 + 300.000 đồng/tháng.

Đối với người có mức lương hưu từ 3.200.000 đồng/tháng đến dưới 3.500.000 đồng/tháng:

Mức lương hưu tháng 3/2025 sau điều chỉnh = 3.500.000 đồng/tháng.

- Mức 3: Tính theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014

Nếu các đối tượng không thuộc các trường hợp nêu trên, mức chi trả lương hưu tháng 3/2025 sẽ được thực hiện theo Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

Từ ngày 1/1/2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội:

Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được tính như quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

Trường hợp tuổi nghỉ hưu 2025 có thời gian lẻ đến đủ 6 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 6 tháng thì không giảm tỉ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.

Điều chỉnh tăng lương hưu từ ngày 1/7/2025

Luật BHXH năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, quy định sẽ thực hiện điều chỉnh tăng lương hưu.

Theo đó, tại Điều 67 Luật BHXH năm 2024 quy định, lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng phù hợp với khả năng của ngân sách Nhà nước và Quỹ BHXH.

Có 2 điều kiện cần để điều chỉnh tăng lương hưu từ ngày 1/7, đó là: Điều chỉnh mức tăng lương hưu thỏa đáng đối với đối tượng có mức lương hưu thấp, và đối tượng nghỉ hưu trước năm 1995 nhằm bảo đảm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ.

Chính phủ quy định thời điểm, đối tượng, mức điều chỉnh lương hưu quy định tại điều này.

Về mức lương hưu hàng tháng, từ ngày 1/7 được tính như sau: đối với lao động nữ, lương hưu bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.

Đối với lao động nam, lương hưu bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH tương ứng với 20 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.

Người lao động nam có thời gian đóng BHXH dưới 20 năm, mức lương hưu hàng tháng bằng 40% mức lương bình quân làm căn cứ đóng BHXH tương ứng 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 1%.

Trường hợp nghỉ hưu trước tuổi dưới 6 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu, từ đủ 6 tháng đến dưới 12 tháng thì giảm 1%.

Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu mà có thời gian đóng BHXH theo quy định tại điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên nhưng có thời gian đóng BHXH dưới 15 năm thì mỗi năm đóng BHXH được tính bằng 2,25% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH...

Thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho thấy, người có mức lương hưu cao nhất cả nước hiện nay nhận hơn 140 triệu đồng một tháng. Được biết, ông P.P.N.T. ở TP Hồ Chí Minh đang là người có mức lương hưu cao nhất cả nước.

Trước thời điểm tăng lương cơ sở vào tháng 7/2023, lương hưu của ông T. là hơn 124 triệu đồng/tháng. Sau khi điều chỉnh lương hưu, mức lương hiện tại của ông T. lên tới 140 triệu đồng/tháng.

Lý giải về mức lương hưu "khủng" này, cơ quan bảo hiểm xã hội cho biết trước khi nghỉ hưu, ông T. là Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc của một công ty và đã có quá trình đóng với mức rất cao trong 23 năm tham gia bảo hiểm xã hội.

Trong đó, giai đoạn trước năm 2007 khi quy định tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo mức lương thực tế (không bị giới hạn mức trần như quy định hiện hành), mức đóng của ông T. rất cao. Có những thời điểm, mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân của ông T. là hơn 200 triệu đồng/tháng.

Khi Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 có hiệu lực, quy định mức trần tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cao nhất bằng 20 tháng lương tối thiểu chung (hoặc lương cơ sở).

Theo đó, từ tháng 1/2007 đến tháng 3/2015, ông T. luôn đóng bảo hiểm xã hội ở mức cao nhất theo quy định, với mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân là 15,4 triệu đồng/tháng. Trong đó, gần 2 năm trước thời điểm nghỉ hưu (mức lương cơ sở khi đó là 1,15 triệu đồng), mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng của ông T. là 23 triệu đồng/tháng.

Tháng 4/2015, ông T. nghỉ hưu với mức lương hưu hơn 87,3 triệu đồng/tháng.

Ngày 06/05/2025, Thời báo VHNT đưa tin "Sau 60 ngày nữa, hàng nghìn người chính thức bị tạm dừng chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, là ai?". Nội dung cụ thể là: 

3 trường hợp bị tạm dừng chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH

1. Xuất cảnh trái phép

Người đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp BHXH nếu bị phát hiện xuất cảnh không đúng quy định của pháp luật sẽ bị tạm dừng việc nhận trợ cấp. Theo cơ quan BHXH, việc chi trả chế độ cho đối tượng không còn cư trú tại Việt Nam và không thực hiện nghĩa vụ khai báo là không phù hợp với quy định hiện hành.

Việc này được áp dụng để ngăn chặn tình trạng trục lợi BHXH, đồng thời hỗ trợ công tác kiểm soát dân cư, minh bạch danh sách người thụ hưởng.

2. Người bị Tòa án tuyên bố mất tích

Trường hợp người đang được hưởng chế độ lương hưu hoặc trợ cấp BHXH bị Tòa án tuyên bố mất tích, cơ quan BHXH cũng sẽ tạm ngừng chi trả chế độ. Lý do là cơ quan chức năng không thể xác minh tình trạng hiện tại của người thụ hưởng, do đó không có căn cứ tiếp tục chuyển tiền vào tài khoản cá nhân.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

3. Không xác minh được thông tin cá nhân

Luật BHXH 2024 quy định, người hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng qua tài khoản ngân hàng cá nhân có trách nhiệm thực hiện xác minh định kỳ theo hướng dẫn từ cơ quan BHXH hoặc đơn vị ủy quyền. Nếu không xác minh được thông tin cá nhân, việc chi trả cũng sẽ tạm thời bị ngừng cho đến khi người thụ hưởng hoàn tất thủ tục xác nhận.

Quy định này nhằm ngăn chặn tình trạng giả mạo danh tính để hưởng chế độ không đúng đối tượng, đảm bảo tính chính xác và công bằng trong thực hiện chính sách an sinh.

Điều kiện khôi phục chi trả

Theo khoản 3, Điều 75 của Luật BHXH 2024, những trường hợp bị tạm dừng chi trả sẽ được xem xét khôi phục chế độ, bao gồm cả khoản trợ cấp chưa nhận trong thời gian bị gián đoạn, nếu đáp ứng một trong các điều kiện sau:

Trường hợp xuất cảnh trái phép quay trở lại Việt Nam và thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành, cơ quan BHXH sẽ tiếp tục chi trả trợ cấp.

Trường hợp được Tòa án hủy bỏ quyết định mất tích hoặc tuyên bố đã chết, quyền hưởng lương hưu và trợ cấp sẽ được khôi phục ngay lập tức.

Trường hợp đã xác minh được thông tin cá nhân theo quy định tại Điều 11 của Luật BHXH 2024, việc chi trả sẽ được nối lại và thanh toán đầy đủ phần trợ cấp đã bị tạm dừng.

Người dân cần lưu ý gì?

Để tránh bị gián đoạn việc nhận lương hưu và trợ cấp hàng tháng, người dân cần chủ động:

Tuân thủ nghiêm quy định xuất nhập cảnh, đặc biệt khi đang hưởng chế độ BHXH tại Việt Nam.

Thực hiện đầy đủ việc xác minh thông tin cá nhân định kỳ qua tài khoản ngân hàng.

Báo cáo kịp thời với cơ quan BHXH nếu có thay đổi thông tin cá nhân, địa chỉ cư trú hoặc có vấn đề pháp lý liên quan đến thân nhân.

Theo dõi thông báo từ cơ quan BHXH hoặc tổ chức dịch vụ được ủy quyền để cập nhật các quy định mới, tránh bị gián đoạn quyền lợi một cách không cần thiết.